Kỳ vọng bức tranh sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đi qua một năm đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II, với mức tăng trưởng dự kiến âm (-) khoảng 5%.

Kẻ thù lớn nền kinh tế thế giới trong năm 2020 là đại dịch Covid-19, chủ nghĩa bảo hộ cản trở tự do thương mại và xu hướng giảm tốc tăng trưởng của nhóm quốc gia phát triển.

Giữa tình hình thế giới có nhiều biến động khó dự báo, Việt Nam là điểm sáng khi xử lý được khá hài hòa mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì phát triển kinh tế. Những thành quả đạt được trong năm qua, đặc biệt là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới, thể hiện nỗ lực rất lớn trong việc giữ ổn định vĩ mô của Chính phủ.

Năm mới 2021, tuy tình hình thế giới chưa hết ảm đạm bởi cần ít nhất 2-3 năm để khôi phục nhịp độ như thời kỳ trước nhưng vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan. Một trong những đối tác lớn của Việt Nam là Mỹ dù đang hứng chịu cơn suy thoái chưa từng thấy song vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ cao và khả năng hồi phục kinh tế nhanh chóng nhờ chính sách ưu tiên phòng chống dịch bệnh, giảm thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng...

Dù không có tốc độ hồi phục nhanh bằng Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn có sức đề kháng với khủng hoảng và khả năng tự vươn lên không kém phần mạnh mẽ. Còn châu Á - khu vực có nhiều quốc gia ứng phó thành công với dịch bệnh - sẽ nhanh chóng tìm được động lực tăng trưởng kinh tế, có khả năng tiếp tục là điểm sáng trên thế giới trong việc duy trì mức độ suy giảm thấp và thúc đẩy hồi phục sớm. Sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU sẽ giúp hàn gắn chuỗi cung ứng toàn cầu và đem lại hiệu ứng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Với triển vọng hồi phục của các quốc gia đối tác quan trọng cùng với tác động xấu từ dịch bệnh sẽ giảm, kinh tế năm 2021 về cơ bản sẽ không còn gây ra bi quan như năm 2020, thậm chí có thể khởi sắc hơn. Tuy nhiên, để có được bức tranh sáng cho năm tới, chúng ta đừng có tâm lý ngồi chờ mà cần nhiều nỗ lực từ nội tại. Cộng đồng DN kỳ vọng nhận được sự ủng hộ của nhà nước thông qua những ưu đãi phù hợp; sự nỗ lực cải cách thể chế nhằm giảm phiền hà cho DN; sự tăng tốc trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, bảo đảm sự kết nối giữa các khu vực sản xuất trọng điểm với cơ sở liên quan và các cửa khẩu quốc tế. Ngược lại, DN cũng cần chủ động khai thác lợi thế, xoay chuyển bài toán kinh doanh để thích ứng với thời cuộc.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Vấn đề của DN phải được ghi trên trang đầu tiên trong cuốn sổ tay công tác của những nhà lãnh đạo các địa phương" - cho thấy vị trí quan trọng của cộng đồng DN với nền kinh tế. Lấy DN làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN sẽ giúp họ yên tâm hoạt động đầu tư - kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm 2021 cũng như trong cả nhiệm kỳ sau.

 

TS VŨ TIẾN LỘC (Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.