Ký ức mùa Đông...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một sáng, đến quán quen nhâm nhi ly cà phê, dán mắt vào màn hình xem tin tức, chợt rùng mình trước cơn gió vô tình len qua cửa sổ, lạnh buốt bàn tay.
 

 Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Nhìn quanh, nhận thấy có điều gì đó đã thay đổi. Bức rèm trúc mọi khi kéo lên cao đón gió, giờ đã buông xuống. Đóa hồng tỉ muội nhợt nhạt màu run rẩy trước thềm. Đôi trai gái ngồi sát nhau, chiếc khăn choàng đủ màu quấn hờ… Cảnh vật dường như đằm dịu hơn, con người nói chuyện với nhau cũng nhẹ nhàng, thân mật hơn. Bất chợt nhớ về những ngày đông xa xưa, về cây xoan trước nhà rụng lá, trầm tư. Những nhánh cây gầy guộc in lên nền trời xám lạnh lúc hoàng hôn gợi nét buồn đơn độc.

Những ngày mùa đông, trời thường mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Không gian lúc nào cũng sũng nước. Gió lạnh tràn về, thốc từng cơn tê tái. Khoảng thời gian này, việc đồng áng đều ngưng trệ. Cánh đồng  nước ngập trắng xóa, cỏ dại um tùm run rẩy ngoi lên. Chiều buông, sương giăng nhạt nhòa. Bóng cò trắng đứng co ro. Bầy trâu chậm bước về chuồng, cọ sừng vào dậu thưa, tiếng muỗi vo ve gieo vào giờ khắc giao thoa giữa ngày và đêm điệu buồn man mác.

Những ngày mùa đông, chợ quê họp đầu làng, dưới tán đa già cũng ít người mua bán. Chỉ lèo tèo mớ cá đồng, vài bó rau vườn còm cõi… Bữa cơm chiều  đạm bạc, quây quần bên gia đình, có cha mẹ, có tiếng tranh nhau bát đũa của mấy đứa em. Cơm nấu bằng lửa rơm, miếng cháy đáy nồi thơm giòn. Bát canh chua cá tràu, đĩa rau tập tàng  được mẹ hái ở vườn, ở bờ mương về trộn chung, luộc lên xanh rờn. Có hôm cha đi thả lờ, đặt trúm kiếm ít con cá rô lạc bầy, mấy con lươn vàng hươm trườn khắp góc sân. Bữa cơm được cải thiện với món cá rô chiên giòn và lươn um chuối xanh.

Những ngày mùa đông, dù gió lạnh thốc từng cơn nhưng những đứa trẻ vẫn thản nhiên đánh đáo, nhảy dây trên khoảng đất trống cuối làng. Có đứa chỉ phong phanh chiếc quần cộc và chiếc áo mỏng dính, đứt gần hết nút. Chơi chán, lại kéo nhau lên đê, gom củi khô, đốt lửa, hơ tay. Vui nhất là cả bọn chui vào ụ rơm dự trữ làm thức ăn cho trâu bò có cái ăn trong ngày đông tháng giá. Tất cả đều phủ kín đầu để nghe hơi ấm dần lan tỏa, xót ngứa chẳng hề chi…

Trong ký ức chưa phai mờ, những vệt nắng ngày đông dậy muộn luôn gợi thức về sắc áo nâu sồng, những mảnh khăn đen vuông vức phơi ngoài sân. Những trang phục theo suốt đời lam lũ của bà, của mẹ. Khi gió trở trời lại làm tấm đắp cho con, cho cháu… Mùa đông nắng không đủ ấm lại có những cơn mưa không báo trước cứ sầm sập kéo đến lấp kín bầu trời nên quần áo lâu khô, phải hong đầy trong gian bếp, mặc vào cứ vướng víu mùi khói hun…

Những ngày mùa đông, khi trên radio báo tin gió mùa Đông Bắc đang tràn về, mẹ lại cặm cụi vá tấm chăn bông đã sờn rách. Miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa nhắc về một thời “hơi ấm ổ rơm”, về cái đận cơm toàn độn khoai… Ánh mắt mẹ lúc ấy buồn và xa xăm lắm. Mẹ trầm ngâm, thổn thức. Nhà nghèo, dột nát tứ tung, vách chằm bằng lá không chắn được gió lùa. Cả nhà phải chịu trận, phải gồng mình vượt qua những cơn gió, những trận mưa dầm lạnh tê tái…

Những ngày mùa đông cứ trườn dài trong tiềm thức để biết quý và trân trọng hơn những ấm áp yêu thương của ngày nắng đẹp. Người ta bảo mùa đông là mùa gieo hạt yêu thương, quan tâm, lo lắng. Chiếc áo len cũ nằm sâu dưới đáy hòm gỗ được mẹ mang ra, đem đến lớp khoác cho đứa bạn ngồi bên. Trong căn phòng đầy hơi người nơi công sở, nghe văng vẳng tiếng rao của người bán hàng rong len qua từng góc phố, chợt nao lòng bởi vị thơm bùi của khoai lang nướng, vị ngọt dịu của bắp để nhớ dáng mẹ tảo tần trên ruộng rẫy, để thương ánh mắt buồn rầu của cha khi vụ mùa thất bát vì cơn lũ tràn về...

Những ngày mùa đông lạnh lắm. Những cơn mưa lũ bất thường xảy ra, những phận đời đối mặt với mất mát tang thương. Trên đài báo liên tục đưa tin nơi này nơi kia lũ chồng lũ, bão nối tiếp  bão mà thấy lòng quặn đau. Mùa đông cũng là mùa khiến cho tâm hồn con người lắng tiếng yêu thương, sống chậm lại để nghĩ về nhau hơn, biết sẻ chia, biết bù đắp để mọi người thấy vững tâm hơn trong cuộc sống.

Mỗi mùa đông về ký ức lại miên man…

Sơn Trần

Có thể bạn quan tâm

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null