Kỳ đài Kinh thành Huế với giá trị văn hoá - lịch sử hơn 200 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trải biến thiên của lịch sử, nơi đây có nhiều câu chuyện không phải ai cũng biết.
Nhắc tới Kinh thành Huế, có lẽ hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tiềm thức của những ai đã từng đến với cố đô là lá cờ đỏ và ngôi sao 5 cánh tung bay trên kỳ đài, dưới chân là những bức tường thành vững chắc, cổ kính.

Nhắc tới Kinh thành Huế, có lẽ hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tiềm thức của những ai đã từng đến với cố đô là lá cờ đỏ và ngôi sao 5 cánh tung bay trên kỳ đài, dưới chân là những bức tường thành vững chắc, cổ kính.

Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.

Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, Kỳ đài được xây dựng ở hướng Nam Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, chính diện cổng Ngọ Môn. Với niên đại hơn 200 năm, kỳ đài là một trong những điểm sáng của du lịch Huế nhờ lối kiến trúc ấn tượng và những giá trị văn hóa sâu sắc, minh chứng cho lịch sử của triều đại nhà Nguyễn.

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, Kỳ đài được xây dựng ở hướng Nam Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, chính diện cổng Ngọ Môn. Với niên đại hơn 200 năm, kỳ đài là một trong những điểm sáng của du lịch Huế nhờ lối kiến trúc ấn tượng và những giá trị văn hóa sâu sắc, minh chứng cho lịch sử của triều đại nhà Nguyễn.

Kỳ đài gồm có hai phần chính là đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ có 3 tầng chóp cụt xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao hơn 5,5m, tầng 2 cao khoảng 6m và tầng thứ 3 cao hơn 6m. Tổng độ cao của phần cột cờ khoảng 18m.

Kỳ đài gồm có hai phần chính là đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ có 3 tầng chóp cụt xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao hơn 5,5m, tầng 2 cao khoảng 6m và tầng thứ 3 cao hơn 6m. Tổng độ cao của phần cột cờ khoảng 18m.

Trước đây, phần cột cờ được làm bằng gỗ, về sau được đổi lại thành ống gang. Tuy nhiên, qua thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, cột cờ hiện tại được xây dựng lại bằng sắt kiên cố và vững chãi hơn.

Trước đây, phần cột cờ được làm bằng gỗ, về sau được đổi lại thành ống gang. Tuy nhiên, qua thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, cột cờ hiện tại được xây dựng lại bằng sắt kiên cố và vững chãi hơn.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Kỳ đài, thể hiện khí phách, niềm tự hào dân tộc.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Kỳ đài, thể hiện khí phách, niềm tự hào dân tộc.

Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt ngày 21.8.1945, lần đầu tiên lá cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ đài. Ngày 23.8.1945, Cách mạng Tháng 8 bùng nổ và thành công ở Huế.

Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt ngày 21.8.1945, lần đầu tiên lá cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ đài. Ngày 23.8.1945, Cách mạng Tháng 8 bùng nổ và thành công ở Huế.

Đầu năm 2023, sau khi nối thông Thượng Thành, nơi đây đã trở thành một địa điểm trải nghiệm thú vị và đầy mới lạ cho người dân và du khách.

Đầu năm 2023, sau khi nối thông Thượng Thành, nơi đây đã trở thành một địa điểm trải nghiệm thú vị và đầy mới lạ cho người dân và du khách.

Kỳ đài nói riêng và di tích Thượng Thành nói chung đều là điểm du lịch mới được khai thác và miễn phí cho người tham quan nên có thể rất nhiều du khách chưa biết đến không gian tuyệt vời ở trên di tích này.

Kỳ đài nói riêng và di tích Thượng Thành nói chung đều là điểm du lịch mới được khai thác và miễn phí cho người tham quan nên có thể rất nhiều du khách chưa biết đến không gian tuyệt vời ở trên di tích này.

Thời gian tới là kỷ niệm tròn 30 Quần thể Di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993 - 2023). Khi đến Huế dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm không khí của những lễ hội cũng như có cơ hội tham quan điểm du lịch mới Kỳ đài - Thượng Thành.

Thời gian tới là kỷ niệm tròn 30 Quần thể Di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993 - 2023). Khi đến Huế dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm không khí của những lễ hội cũng như có cơ hội tham quan điểm du lịch mới Kỳ đài - Thượng Thành.

Một không gian tuyệt vời để tham quan, tìm hiểu lịch sử và ngắm nhìn các di sản của Huế.

Một không gian tuyệt vời để tham quan, tìm hiểu lịch sử và ngắm nhìn các di sản của Huế.

Vấn nạn viết, vẽ bậy lên Kỳ đài Kinh thành Huế đang là một tình trạng nhức nhối. Người dân cũng như du khách được khuyến khích có tinh thần và trách nhiệm bảo vệ di sản, ngăn chặn những hành vi xâm hại di tích. Từ đó góp phần xây dựng nên môi trường du lịch văn minh, đúng với tên gọi của thành phố Huế - thành phố Du lịch.

Vấn nạn viết, vẽ bậy lên Kỳ đài Kinh thành Huế đang là một tình trạng nhức nhối. Người dân cũng như du khách được khuyến khích có tinh thần và trách nhiệm bảo vệ di sản, ngăn chặn những hành vi xâm hại di tích. Từ đó góp phần xây dựng nên môi trường du lịch văn minh, đúng với tên gọi của thành phố Huế - thành phố Du lịch.

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.