Kỳ cuối: Một dự án đang bị “soi kỹ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quy hoạch Điện VII do Thủ tướng vừa ký Quyết định thông qua ngày 21-7-2011, so với Quy hoạch Điện VI đã công bố năm 2007, cho thấy Chính phủ đã có những cân nhắc thận trọng và toàn diện hơn về quan điểm phát triển theo hướng hài hòa bền vững, vừa chú trọng bảo đảm an toàn năng lượng, vừa quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên…
Dự án có tính khả thi!
Đọc Quy hoạch điện VII (QHĐ7), tên gọi tắt của “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030”, qua con số dự báo về nhu cầu đầu tư phát triển nguồn điện giai đoạn 2016-2025 giảm mạnh tới gần phân nửa so với dự báo của Quy hoạch điện VI, chỉ còn 62.376 MW, trên quan điểm không chạy theo nhu cầu tiêu thụ điện bằng mọi giá, mà chú trọng hơn đến việc cải tiến, nâng cấp công nghệ, giảm hệ số đàn hồi giữa tiêu thụ điện với GDP, thay đổi thói quen lãng phí điện năng, giảm bớt sức ép về nguồn vốn đầu tư, tiến gần hơn tới mục tiêu an toàn năng lượng.
Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên Nguyễn Văn Thành làm việc với nhóm phóng viên. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên Nguyễn Văn Thành làm việc với nhóm phóng viên. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Dù vậy, tổng vốn đầu tư toàn ngành điện mỗi năm vẫn cần đến gần 5 tỷ USD và ngày chờ dự án điện hạt nhân còn đang gây nhiều tranh cãi tải được lên lưới còn xa- mãi đến năm 2020, nên QHĐ7 vẫn có tên nhiều dự án thủy điện gây “nóng” dư luận, nhất là dự án  thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Trong quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện sông Đồng Nai được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2002, dự kiến công trình thủy điện Đồng Nai 6 có công suất lắp máy 180 MW, sản lượng điện bình quân 773,6 triệu kWh/năm, diện tích bị ngập gần 2 ngàn ha, trong đó 732 ha thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, phần còn lại thuộc rừng phòng hộ 2 tỉnh Đak Nông, Bình Phước, phải dời 3 công trình công cộng và 33 hộ dân.
Giữa năm 2007, Tập đoàn Đức Long Gia Lai xin đầu tư dự án này. Quá trình nghiên cứu, lựa chọn phương án tối ưu đã thay đổi dự án thành công trình thủy điện 2 bậc thang mang tên Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (DA 6 và 6A) với tổng công suất 241 MW, tổng mức đầu tư gần 5.700 tỷ đồng, tổng sản lượng điện năm đạt gần 1 tỷ kWh. Diện tích rừng bị dọn sạch để biến thành hồ tích nước giảm hẳn chỉ còn 372 ha, trong đó 137 ha thuộc VQG Cát Tiên, không phải đền bù giải phóng mặt bằng, không phải di dời công trình công cộng và dân cư.
Đánh giá của Bộ Công thương trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tháng 11-2010 nhận định “dự án có tính khả thi tốt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật”. Tuy nhiên, do diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng vẫn vượt quá hạn mức 50 ha đối với VQG và rừng đặc dụng, phải trình Quốc hội quyết định theo Nghị quyết 49/2010, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, bảo đảm các quy định về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường. Kết quả kiểm tra hiện trạng rừng đã được phê duyệt, do đoàn kiểm tra liên ngành 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đak Nông và VQG Cát Tiên thực hiện, cho thấy trong diện tích lòng hồ DA 6 và 6A dâng ngập, chỉ có 4,32 ha thuộc trạng thái rừng giàu, còn lại là rừng trung bình, rừng nghèo và đất trống…     
Câu chuyện bên “dòng sông điện”
Tại trụ sở Vườn đóng bên kia bờ Đồng Nai mùa này cuồn cuộn nước lũ, ông Nguyễn Văn Thành- Giám đốc VQG Cát Tiên tiếp đoàn nhà báo chúng tôi, cho biết: Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A làm giảm 137 ha trên tổng diện tích 72.000 ha rừng của VQG. Nếu so về tỷ lệ, thì phần rừng bị mất không phải là quá lớn. Hơn nữa, vị trí xây dựng công trình chạy dọc theo đoạn sông Đồng Nai ở ranh giới phía Bắc không chia cắt sinh cảnh Vườn, chất lượng rừng khu vực này phần lớn rừng nghèo cây bụi, cách khu bảo tồn tê giác từ 7 đến 11 km, cách bàu Sấu trên 20 km. Tuy nhiên, dù vậy chúng tôi vẫn không muốn mất rừng cho dự án thủy điện, vì chắc chắn điều đó sẽ có những tác động không tốt tới VQG Cát Tiên.
Hội thảo tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Hội thảo tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Từ nhiều năm qua chúng tôi luôn phải chịu áp lực lớn do nhu cầu kiếm sống của 20 vạn dân sống trên vùng đệm VQG thuộc địa bàn 7 huyện, 35 xã 3 tỉnh. Quá trình xây dựng, vận hành dự án càng khiến áp lực này lớn hơn, gây ảnh hưởng đến hệ động- thực vật của Vườn và an toàn dòng chảy của sông Đồng Nai nên chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác hại tiêu cực của dự án đối với VQG, trong đó có đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ Vườn tăng cường thêm lực lượng và phương tiện bảo vệ rừng, trồng bổ sung mấy trăm ha rừng quanh vùng đệm.
Phó Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Nguyễn Văn Long cho biết: Mấy năm trước đây, có lần thủy điện Đa Nhim trên thượng nguồn xả lũ, cách gần 200 cây số đường sông mà 8 tiếng sau, sân Huyện ủy nước sông đã ngập ngang mắt cá chân. Nếu tới 20 cái đập thủy điện trên sông Đồng Nai cùng vận hành, mà không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành hồ chứa của Bộ Công thương, thì dân hạ nguồn càng thêm khổ vì mùa khô càng hạn hán, mùa mưa càng ngập lụt!
Cần quản lý giám sát chuyên nghiệp, nghiêm túc hơn
Theo tính toán của ngành năng lượng, lượng điện năng gần 1 tỷ kWh mà dự an thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đem lại đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ điện của 3 tỉnh Lâm Đồng, Đak Nông, Đồng Nai hiện nay; giúp tiết kiệm được 450.000 tấn than đá, hoặc 270.000 tấn dầu FO/năm so với sản xuất bằng nhiệt điện, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tham gia xây dựng và vận hành công trình, góp cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm khi đi vào kinh doanh.
Hiếm có dự án thủy điện nào mà diện tích bao chiếm chỉ có 1,5 ha/MW như dự án 2 bậc thang 6 và 6A này. Không ít dự án thủy điện đã được cấp phép triển khai trên địa bàn các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên suất bao chiếm đất lên tới năm, bảy chục ha trên mỗi MW. Còn lấn VQG làm thủy điện, có nhà máy công suất chỉ 12 MW từng được phép “gọt” tới 110 ha rừng nguyên sinh giàu có ở vùng lõi VQG Cư Yang Sin ở huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
Ông Bùi Pháp- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đức Long, chủ đầu tư dự án 6 và 6A than: Đầu tư thủy điện thật quá vất vả và nhiều rủi ro! Cả tháng qua, Đức Long phải liên tục trả lời chất vấn và đưa các đoàn quan sát vượt núi băng sông đến tận nơi dự kiến xây nhà máy để chứng minh thực tế hiện trạng tại đây phần lớn không phải là rừng đại ngàn nguyên sinh. Thay vì làm thủy điện mà gửi vốn vào ngân hàng ngồi chơi nhận lãi hàng tháng, chúng tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng ai cũng làm vậy thì tới bao giờ cả nước mới hết kêu ca khi thiếu điện?
Không ai phủ nhận nguồn điện giá rẻ mà hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ trên cả nước cung cấp lâu nay đem lại lợi ích đáng kể cho quốc kế dân sinh. Trong Hội thảo “Quản lý tổng hợp Rừng đầu nguồn và Lưu vực sông Đồng Nai/Trường hợp thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật phối hợp với VRN- Mạng lưới sông ngòi Việt Nam tổ chức tại VQG Cát Tiên trong hai ngày (6 và 7-8-2011), nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo, nhắc lại các nguyên lý vận hành thủy điện an toàn, hài hòa đã có từ lâu mà các cơ quan giám sát quản lý chưa làm hết trách nhiệm!
Hoàng Thiên Nga
         

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm