Kỳ 2: Giải mã lý do nuôi búp bê kumanthong

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một bộ phận người trẻ không ngần ngại cho biết, họ nuôi búp bê Kumanthong là để có thể "muốn gì được nấy". Họ có niềm tin tâm linh nên bấu víu vào... những vật vô tri vô giác.
Học sinh, sinh viên 'làm bố mẹ' búp bê kumanthong
Có thể thấy, ngày càng có nhiều người trẻ tìm 'thỉnh' búp bê kumanthong về nuôi. Sự sôi động trên các hội nhóm chuyên bàn về búp bê kumanthong với số lượng lớn thành viên là minh chứng rõ nét cho việc nuôi búp bê kumanthong đang là trào lưu. Nói như H.T.A.T., học sinh lớp 11 một trường THPT ở H.Đông Hưng (Thái Bình), thì "bạn bè hay người yêu có thể không có. Nhưng phải nuôi “con” (tức búp bê kumanthong".
 
Có người trẻ nuôi cùng lúc vài búp bê kumanthong
Có người trẻ nuôi cùng lúc vài búp bê kumanthong
A.T. cho biết đã thỉnh “con” về vào hè năm ngoái. "Từ ngày “có con”, mình thấy cuộc sống vui và ý nghĩa hơn nhiều. “Con” giúp cho mình học tốt hơn", A.T. kể.
Không riêng nữ sinh này, theo tìm hiểu, hiện nay có khá nhiều người trẻ, trong đó có cả học sinh, sinh viên... cũng mong “có con” nên tìm “thỉnh” búp bê kumanthong về chăm sóc.
Đón đọc kỳ tới:
Chuyên gia nói gì?
Xoay quanh thực trạng một bộ phận người trẻ bấu víu vào búp bê kumanthong với niềm tin mù quáng "mong gì có nấy, cầu được ước thấy", Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia văn hóa. Các chuyên gia đã nói gì?
V.O., học sinh lớp 12 một Trường THPT ở H.Đức Linh (Bình Thuận), chia sẻ đã “thỉnh con” cách đây hai năm với giá 700.000 đồng. Hàng ngày, V.O. ăn uống gì, “con” ăn uống như vậy. Từ bánh tráng trộn, trà sữa, bánh ngọt... "Với mình, Bơ (tên mà V.O. đặt cho búp bê kumanthong đang nuôi - PV) là người thân nhất của mình. Chia sẻ với mình mọi thứ trong cuộc sống. Khi mình muốn mình kể cho Bơ nghe rồi Bơ giúp mình vượt qua nỗi buồn. Bơ là “người” để mình nương tựa vào. Năm học cuối cấp này, mình tin Bơ sẽ giúp mình thi tốt. Sau này mình đem Bơ vào TP.HCM sống chung", V.O. nói.
 
Đưa kumanthong đi khắp muôn nơi như hình với bóng
Đưa kumanthong đi khắp muôn nơi như hình với bóng
L.T.D.T., sinh viên năm 3 một trường ĐH ở Q.7, TP.HCM, cũng không ngần ngại kể việc đang nuôi đến 4 'con'. 4 búp bê kumanthong này là bạn đồng hành như hình với bóng, cùng T. đi học, đi xem phim, đi du lịch, cũng như ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau. "Mỗi khi về quê (ở H.Châu Thành, Long An), mình cũng đưa các 'con' về cùng. Nói chung, mình ở đâu, các “con” ở đó", T. kể.
Niềm tin tuyệt đối !?
T. khoe những hình ảnh selfie với các búp bê kumanthong, cảnh ngồi mặc quần áo, trang điểm, làm tóc cho các búp bê kumanthong... và cho biết: "Các “con” thấy mình thương yêu chiều chuộng nên giúp mình vượt qua nhiều bế tắc, ngặt nghèo trong chuyện tình cảm, chuyện học, cứu mình thoát khỏi một vài tai nạn xe cộ. Cứ mỗi lần có những chuyện phiền muộn thì thủ thỉ tâm sự với các “con” thì lập tức đổi vận ngay".
 
Một bữa ăn mà người trẻ dành cho... những búp bê kumanthong. Ản: H.Q
Một bữa ăn mà người trẻ dành cho... những búp bê kumanthong. Ản: H.Q
Cũng như nữ sinh này, nhiều người trẻ chia sẻ, rằng sở dĩ họ quyết định nuôi búp bê kumanthong vì có niềm tin tuyệt đối vào việc các “con” sẽ giúp biến những ước mơ, mong muốn của họ thành sự thật. D.H.L. (32 tuổi, ở TP.Thuận An, Bình Dương) bán hàng trực tuyến trên mạng. Vì muốn việc kinh doanh trôi chảy, L. đã 'thỉnh' hai búp bê kumanthong về nuôi. "Mình có cảm giác từ ngày các “con” về sống cùng mình, có nhiều đơn hàng hơn, buôn bán thuận lợi hơn", L. nói.
Tương tự, T.L. (25 tuổi, Q.7, TP.HCM) kể trước đây vài tháng mới nhận được một hợp đồng chụp ảnh cho sản phẩm. Nhưng khi "có con bên đời", công việc người mẫu ảnh phát triển hơn rất nhiều. T.L. khẳng định 'chắc như đinh đóng cột': "Chính con đã giúp tôi". Đáng chú ý, T.L. cũng có niềm tin mãnh liệt là từ lúc nuôi búp bê kumanthong, em trai của T.L. (đang học tiểu học) cũng... thông minh, sáng dạ hơn hẳn, làm toán nhanh hơn, viết chữ đẹp hơn (!?). "Mình hay cho em trai vui đùa cùng “con”. Mỗi khi em trai học bài cũng có 'con' bên cạnh nên em trai học giỏi hẳn ra", T.L. nói.
 
Có người tin búp bê kumanthong giúp con em họ... học tốt hơn. Ảnh: T.L
Có người tin búp bê kumanthong giúp con em họ... học tốt hơn. Ảnh: T.L
Trong nhiều câu chuyện của những người trẻ đang nuôi búp bê kumanthong chia sẻ với người viết, thì tất cả đều cho biết búp bê kumanthong cũng là... con người, cũng cần được nâng niu, quan tâm, chăm sóc. Phải yêu chiều các “con”, không được nộ nạt nặng lời, không cho phép bất kỳ ai kỳ thị. Đặc biệt, tất cả đều tin tưởng, những gì họ có được, như: tình yêu hạnh phúc, công việc phát triển, may mắn hơn, có nhiều chuyện vui, đạt điểm cao trong bài kiểm tra... đều nhờ búp bê kumanthong 'độ'.
Mê tín dị đoan và lừa đảo
Cũng tại những hội nhóm về kumanthong nhan nhản trên mạng xã hội, chỉ cần xuất hiện một ý kiến như: lên án việc có niềm tin mù quáng vào búp bê kumanthong; cho rằng búp bê kumanthong là vật vô tri vô giác... thì chắc chắn sẽ vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ những “tín đồ búp bê kumanthong”.
Tại nhóm hội trợ thỉnh kumanthong, có ý kiến cho rằng việc tin búp bê kumanthong sẽ giúp thay đổi cuộc đời chính là mê tín dị đoan. Ngay lập tức, những người đã và đang kinh doanh cũng như nuôi búp bê kumanthong sửng cồ phản pháo, đốp chát. Những người “cuồng búp bê kumanthong” luôn khẳng định những điều may mắn họ có được là nhờ búp bê kumanthong “độ”. Còn những gì xui rủi ập đến là vì họ... đen, đồng thời tin tưởng các “con” sẽ giúp họ "biến rủi thành may".
 
Đem búp bê kumanthong và loan tin có khả năng 'cho số' để lừa đảo
Đem búp bê kumanthong và loan tin có khả năng 'cho số' để lừa đảo
Một số người đang kinh doanh buôn bán hay đang nuôi búp bê kumanthong loan tin “con” của họ có khả năng “cho số” (đưa ra kết quả xổ số) để trục lợi những người cả tin. Những người này đăng ảnh hay video clip búp bê kumanthong đang “vẽ số” trên dĩa nước, kèm kết quả xổ số, rồi cho rằng những nét vẽ nguệch ngoạc hoàn toàn trùng lớp. Để rồi vào trước giờ xổ số, có không ít người tin, đã chuyển khoản tiền nhằm “xin số”.
"Nếu kết quả vô tình đúng, họ lại có dịp khoe khoang là “con” họ có khả năng thần sầu, và tiếp tục chiêu dụ người khác “mua số”. Nếu kết quả sai, họ lấp liếm theo kiểu. Hoặc xin lỗi: "Hôm qua “con” làm các cô chú buồn vì đưa ra kết quả sai, nay còn bù lại"; hoặc đổ thừa: "Hình ảnh cho số 39 mà ai bảo đi ghi con 93 làm chi"; hoặc... chặn nick Facebook những người đã sụp bẫy lừa. Việc “cho số” như thế là lừa đảo", N.Đ.D. (35 tuổi, ở TP.Thủ Đức), người từng là nạn nhân của hình thức lừa đảo này, cho biết.
Tại các hội, nhóm về búp bê kumanthong, đã có khá nhiều bài “bóc phốt” về chiêu lừa này. (còn tiếp)
Theo Hà Bảo Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.