Kỳ 1: Nông dân Cửu An thay đổi cách làm nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sẽ vượt con số 5 xã khi UBND tỉnh quyết định chọn 25 xã có 9 tiêu chí đạt chuẩn NTM trở lên để tập trung đầu tư đạt chuẩn vào cuối năm 2014. Hiện tại, số tiêu chí đạt chuẩn NTM của 25 xã được chọn nhiều-ít khác nhau đồng nghĩa với hành trình đạt chuẩn NTM sẽ gặp rất nhiều thách thức, song dựa vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước và nhân dân; phong trào xây dựng NTM thời gian qua phát triển sâu rộng; xuất hiện nhiều điển hình, cách làm hay chính là cơ sở vững chắc để các địa phương hoàn  thành mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra…

 Làm đường giao thông nông thôn ở xã Cửu An (thị xã An Khê) Ảnh: Đ.T
Làm đường giao thông nông thôn ở xã Cửu An (thị xã An Khê). Ảnh: Đức Thụy

Bí thư Đảng ủy xã Cửu An (thị xã An Khê)-ông Trần Công khoe xã vừa có thêm 2 tiêu chí đạt chuẩn NTM, nâng tổng số tiêu chí đạt chuẩn đến thời điểm này lên 12 tiêu chí. Cửu An được thị xã An Khê chọn xây dựng thành xã NTM vào cuối năm 2014. Việc hoàn thành 7 tiêu chí để đạt chuẩn NTM là thách thức lớn; song với địa phương và nhân dân xã này luôn tin sẽ hoàn thành. Vì thu nhập bình quân đầu người-một trong những tiêu chí khó đạt chuẩn nhất trong bộ tiêu chí quốc gia NTM đã đạt thì các tiêu chí còn lại cũng sẽ thực hiện được. Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của xã Cửu An đạt chuẩn NTM-theo ông Công nhờ làm nông nghiệp; nhất là gần đây nông dân mạnh dạn đưa giống mới vào trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật là mô hình đầu tư trồng hơn 1 ha cây quýt đường duy nhất ở An Khê đến thời điểm này của gia đình bà Lâm Thị Cảnh, thôn An Điền Nam 2.

Đứng giữa vườn quýt mướt xanh dưới cái nắng đổ lửa, bà Cảnh cho biết còn 2 tháng nữa quýt mới bước vào thời kỳ kinh doanh. Cách đây hơn tháng, quýt đậu quả, nhưng theo chỉ dẫn của chuyên gia loại cây này khi chưa đến chu kỳ khai thác phải hái bỏ trái để cây phát triển. Do hái chậm nên một số quả đã chín. Bóc quýt ăn thử rất ngọt, bà mang biếu UBND xã một ít để thưởng thức; rồi mang một ít ra chợ bán được 600 ngàn đồng. Nhớ lần mang quýt đi bán, người mua nhìn quả quýt đường to, vị ngọt thanh không tin quýt trồng ở xã Cửu An; rồi thương lái hỏi mua. Dựa vào mật độ kết trái kỳ trước, năng suất quýt thấp nhất đạt 80 kg/cây; giá bán tối thiểu 20.000 đồng/kg, hơn 700 cây quýt thu hơn 1 tỷ đồng bù đắp những ngày vợ chồng bà đi khắp thị xã tìm loại đất phù hợp để đào chở về đổ lên vườn nhà trồng quýt…

 

Ảnh: Quang Văn
Ảnh: Quang Văn

Trên đường từ vườn quýt của bà Cảnh về xã, ông Công khẳng định rồi cây quýt sẽ được nhân dân nhân rộng. Bỏ 700  triệu đồng đầu tư trồng quýt quy mô lớn như bà Cảnh, dân chưa đủ vốn, nhưng tận dụng thửa đất gần nguồn nước trồng 100-200 cây thì dân làm được. Người dân Cửu An là vậy, chỉ đầu tư phát triển cây trồng mới đã khẳng định giá trị là có lý của dân, song ít nhiều làm chậm tốc độ đa dạng cây trồng của xã. Tầm 10 năm trước, 571 ha đất canh tác của xã phần lớn nông dân dùng để trồng mì. Thu hoạch mì xong bỏ đất trống vài tháng đợi đến ngày… trồng mì; đất đồi bỏ hoang, đời sống của đại bộ phận người dân chịu khổ. Quỹ đất canh tác bây giờ vẫn vậy, cơ cấu cây trồng chủ lực của xã vẫn là cây mì, lúa nước 2 vụ, chỉ khác là nông dân không để đất nghỉ. Đất đồi được trồng keo lai. 284 ha đất trồng mì giống KM 94 năng suất bình quân 6 tấn/ha, tăng 2 tấn/ha so với trước, tiền bán 1 ha mì lời vài chục triệu đồng. Thu hoạch mì xong lại trồng đậu đỗ, bắp, ớt, mới đây là thuốc lá… thu lời thêm vài chục triệu đồng nữa.

5 năm gần đây, rau, đậu, ớt, bắp, mía… phá vỡ thế độc canh cây mì, lúa nước nhờ khai thác tối đa quỹ đất vốn không nở thêm ra. Sự chuyển biến ấy ngoài khát vọng làm giàu của người dân, còn có tác động từ chiến lược xây dựng An Khê thành thị xã công nghiệp. Theo đó, nhiều nhà máy chế biến nông-lâm sản được xây dựng và đi vào hoạt động, mối quan hệ đầu tư-thu mua nguyên liệu giữa doanh nghiệp-nông dân hình thành. Mạng lưới giao thông được bê tông, nhựa hóa thuận lợi lưu thông hàng hóa. Các cơ quan chuyên môn xây dựng mô hình cây trồng mới, thời gian trồng đến thu hoạch 2-3 tháng làm mũi nhọn để nông dân trồng chen vào thời gian đất nghỉ chờ vụ chính; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nông dân áp dụng vào sản xuất tăng năng suất, tăng thu nhập

Với đà phát triển này, không lâu nữa 13 hộ nghèo còn lại, chiếm tỷ lệ 1,4% dân số của xã cũng thoát nghèo. Có điều, chăn nuôi phát triển, chất thải đổ ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường nên việc xây dựng 7 tiêu chí chưa đạt chuẩn NTM còn lại gồm môi trường, giao thông, thủy lợi, y tế, hệ thống tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh, trường học, nhà ở dân cư thì tiêu chí môi trường được lãnh đạo xã xác định là khó hoàn thành nhất. Giải quyết cái khó này, xã đã chỉ đạo quyết liệt việc tuyên truyền các hộ chăn nuôi xây dựng hầm bioga để xử lý chất thải chăn nuôi.

11 giờ trưa, vẫn còn vài nông dân bơm nước ruộng lúa gieo sạ hai bên trục đường chính của xã đã nhựa hóa. Mong muốn của nông dân Cửu An là có thêm nhiều công trình thủy lợi để nông nghiệp phát triển ổn định, đảm bảo tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân bền vững đúng quy định tiêu chí NTM đề ra.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm