Kon Tum: Vì sao người dân 'từ chối' đến khu tái định cư Đắk Long, Đắk Hà?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 11 năm nhường đất cho lòng hồ thủy điện, hàng chục hộ dân tại xã Đắk Mar, thị trấn Đắk Hà (H.Đắk Hà, Kon Tum) vẫn chưa thể ổn định cuộc sống tại khu tái định cư.
Hàng chục ngôi nhà tại khu tái định cư vẫn trong tình trạng vắng bóng người ẢNH: ĐỨC NHẬT
Hàng chục ngôi nhà tại khu tái định cư vẫn trong tình trạng vắng bóng người ẢNH: ĐỨC NHẬT

"Treo" khu tái định cư

Năm 2009, hàng trăm hộ dân tại thị trấn Đắk Hà và xã Đắk Mar (H.Đắk Hà, Kon Tum) đã di dời để nhường đất cho lòng hồ thủy điện Pleikrông. Để người dân ổn định cuộc sống, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch khu tái định cư tại xã Đắk Long (H.Đắk Hà) với diện tích 690 ha
Dự án được giao cho UBND H.Đắk Hà làm chủ đầu tư với kinh phí xây dựng lên đến 149 tỉ đồng. Dự án này dự kiến được thi công trong giai đoạn từ năm 2009 - 2015 sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng, với mục tiêu đảm bảo đời sống cho 679 nhân khẩu/126 hộ dân.
Giai đoạn 1 (năm 2009 - 2010), 52 hộ dân đầu tiên đã được chính quyền đón về nơi ở mới này. Tại đây, mỗi hộ được cấp bình quân khoảng gần 0,6 ha đất canh tác và 400 m2 đất ở. Ngoài ra, mỗi hộ dân khi về nơi ở mới còn được dự án hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà.
Giai đoạn 2 (năm 201 1 -2015) có thêm 74 hộ dân khác cũng được chính quyền dự định bố trí định cư tại khu tái định cư này. Theo đó mỗi hộ chuyển lên được cấp 400 m2 đất ở và 0,5 ha đất canh tác. Đồng thời mỗi người dân chuyển đến được hỗ trợ 32 triệu đồng để xây nhà.
Đến năm 2015, dự án không hoàn thành nên UBND tỉnh Kon Tum cho gia hạn đến hết năm 2018. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khi chỉ có 15 hộ dân (giai đoạn 2) chuyển đến sinh sống. Còn lại hơn 59 hộ dân khác vẫn chưa thể đến ở.  
Thiếu đất, thiếu nước
Theo ghi nhận của PV, khu tái định cư nằm chênh vênh trên đỉnh đồi thuộc thôn Pa Cheng và thôn Kon Đao Yốp (xã Đắk Long). Cả dãy hàng chục căn nhà xây dựng tạm thời, không có người ở. Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang cỏ mọc um tùm đã xuất hiện tình trạng xuống cấp, xập xệ.
Thiếu nước sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến người dân không muốn đến khu tái định cư ẢNH: ĐỨC NHẬT
Thiếu nước sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến người dân không muốn đến khu tái định cư ẢNH: ĐỨC NHẬT
Người dân tại đây cho biết lý do khiến số hộ dân còn lại chưa chuyển về sinh sống tại khu tái định cư là vì ít đất sản xuất. Ngoài ra tiền hỗ trợ xây nhà quá ít nên người dân không thể xây nhà hoàn chỉnh. Đặc biệt cả khu tái định cư được bố trí 34 giếng đào nhưng không có nước. Để giải quyết tình trạng này Ban quản lý dự án đã khoan 3 giếng nước, tuy nhiên vẫn chưa đủ nước cho người dân sử dụng.
Chị Y Thoại (35 tuổi, thôn Pa Cheng) cho biết, gia đình chị chuyển đến sinh sống đã được 1 năm nay. Để có nước ăn uống, gia đình chị phải đến điểm lấy nước tập trung cách đó 300 m. Do nguồn nước có hạn nên gia đình chị cũng như nhiều gia đình trong khu tái định cư thường phải tắm giặt ở sông suối. Ngoài ra, khi chuyển lên đây gia đình chị chỉ được cấp 500 cây cà phê. Số diện tích này không đủ để gia đình chị phát triển kinh tế.
“Chúng tôi nhường đất cho thủy điện rồi chuyển về khu tái định cư cách làng cũ hơn 20 cây số. Lên đây, đất sản xuất thì ít, nước sinh hoạt thì thiếu khiến người dân chúng tôi rất khổ sở. Cũng vì thiếu nước sinh hoạt nên gia đình không muốn chuyển lên khu tái định cư này”, chị Y Thoại nói.
Bà Y Ban (60 tuổi, thôn thôn Pa Cheng) cho biết, gia đình bà có 5 người nhưng chỉ được cấp 500 cây cà phê. Nhà bà bên cạnh giếng khoan nhưng mấy gia đình dùng chung nên chỉ đủ nước ăn uống. Gia đình bà thường xuống ruộng để tắm giặt.
“Trước đây gia đình tôi có 2 ha đất. Sau khi di dời lên khu tái định cư gia đình chỉ được cấp 500 cây cà phê và 40 triệu đồng để xây nhà. Số tiền quá ít nên nhà tôi phải bù thêm tiền để xây nhà. Ở trên này mùa mưa còn thiếu nước thế này nói gì đến mùa khô. Mong chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ để bà con ổn định cuộc sống”, bà Y Ban lo lắng.
Theo UBND xã Đắk Long hiện tại Ban quản lý dự án đầu tư H.Đắk Hà vẫn chưa bàn giao lại khu tái định cư này cho địa phương quản lý. Ngoài ra cả khu tái định cư này chỉ mới có 67 hộ dân chuyển đến sinh sống. Còn 59 hộ dân khác vẫn chưa chuyển đến.
1 ngôi nhà tại khu tái định cư bị bỏ hoang, cỏ mọc kín lối đi ẢNH: ĐỨC NHẬT
1 ngôi nhà tại khu tái định cư bị bỏ hoang, cỏ mọc kín lối đi ẢNH: ĐỨC NHẬT
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Ka Pa Thành, Chủ tịch UBND H.Đắk Hà cho biết, hiện huyện đang hoàn tất các thủ tục để quyết toán hồ sơ dự án. Đồng thời đối với những hộ dân đã về khu tái định cư, UBND huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các điều kiện để ổn định cuộc sống. Đối với các hộ dân chưa chuyển đến, địa phương sẽ tiếp tục vận động để người đến sinh sống tại khu tái định cư.
Theo ông Thành nguyên nhân khiến người dân chưa chuyển đến khu tái định cư là do diện tích đất sản xuất chưa bảo đảm. Ngoài ra cũng có 1 phần nguyên nhân do việc thiếu nước sinh hoạt.
“Hiện nay huyện đang cho các phòng ban chuyên môn rà soát quỹ đất để hỗ trợ sản xuất cho người dân tái định cư. Huyện cũng đã chỉ đạo cho xã khoan thêm giếng nước để cung cấp nước cho các hộ dân. Về việc người dân phản ánh tiền hỗ trợ ít không đủ xây nhà, chúng tôi sẽ rà soát lại việc đề bù, chi trả của ban quản lý dự án xem có bảo đảm không. Sau đó mới có biện pháp xử lý, nếu ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm. Nếu như đã cấp đủ rồi nhưng người dân vẫn thiếu cơ sở, lúc đó mình sẽ có cách hỗ trợ khác.”, ông Thành nói.
Theo Đức Nhật (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null