Kon Tum: Tổ chức ngày hội quảng bá du lịch nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 3.8, UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) tổ chức ngày hội kết nối, quảng bá du lịch nông thôn và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tại ngày hội, du khách trong và ngoài tỉnh Kon Tum được trải nghiệm các hoạt động chính như: Phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực nông thôn đặc trưng và sản phẩm OCOP; triển lãm ảnh giới thiệu mô hình du lịch nông thôn, các sản phẩm du lịch cộng đồng; hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số và giới thiệu các món ăn truyền thống đặc sắc...

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa được tổ chức, ngày hội sẽ góp phần kết nối, quảng bá du lịch nông thôn và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của TP.Kon Tum. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, thu hút đầu tư phát triển du lịch địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hệ thống chính trị cơ sở về vị trí, vai trò của du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới bền vững.

Ngày hội sẽ góp phần kết nối, quảng bá du lịch nông thôn và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của TP.Kon Tum

Ngày hội sẽ góp phần kết nối, quảng bá du lịch nông thôn và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của TP.Kon Tum

Ông Phan Ngọc Định, Phó chủ tịch UBND TP.Kon Tum, cho biết lượng khách du lịch đến Kon Tum bình quân tăng 15%/năm, mang lại nguồn sinh kế ổn định cho người dân trên địa bàn. Điều này đã khẳng định được vị trí của Kon Tum trong thị trường du lịch trên cả nước.

Thời gian tới, TP.Kon Tum tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch mới và loại hình du lịch nông thôn. Trong đó, tập trung phát triển làng du lịch cộng đồng Kon K'tu, Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa) và các điểm du lịch cộng đồng tại làng Wer (xã Ia Chim), làng Măng La (xã Ngok Bay). Từ đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là vùng dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null