Kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 21 đến 31-10, đoàn thanh tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh đã tiến hành thanh tra đột xuất 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, đoàn đã phát hiện và xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
Trong số 20 cơ sở thanh tra đợt này, có 18 cơ sở có báo cáo kết quả giám sát mẫu ngẫu nhiên trên thị trường không đảm bảo ATTP, 2 cơ sở có đơn thư phản ánh của người dân. Theo ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh, trước đó, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp với Chi cục tiến hành lấy mẫu giám sát trên thị trường và phát hiện một số mẫu thực phẩm không đạt yêu cầu. “Mẫu giám sát không đạt có thể do nhiều nguyên nhân: cơ sở sản xuất không đảm bảo quy định ATTP, hoặc do khi xuất ra thị trường, cơ sở bán buôn, bán lẻ không bảo quản đúng khuyến cáo của nhà sản xuất dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Việc thanh tra nhằm truy xuất nguồn gốc và kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn tuân thủ các quy định, nâng cao ý thức trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm”-ông Đang cho biết.
 Hộ kinh doanh nước uống đóng bình Hoàng Khang (thôn HLil 2, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) bị phạt 4 triệu đồng vì vi phạm  các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: N.Y
Hộ kinh doanh nước uống đóng bình Hoàng Khang (thôn H'Lil 2, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) bị phạt 4 triệu đồng vì vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: N.Y
Qua kiểm tra 20 cơ sở trên địa bàn TP. Pleiku, các huyện Đak Đoa, Đức Cơ, Ia Pa, thị xã Ayun Pa và An Khê, đoàn thanh tra đã phát hiện 3 cơ sở vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 8 triệu đồng. Đó là cơ sở sản xuất bắp rang bơ Bảo Huy (99 Thống Nhất, TP. Pleiku); hộ kinh doanh Phạm Văn Tấn sản xuất nước uống đóng bình Hoàng Khang (thôn HLil 2, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa); hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hằng (58/120 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) sản xuất nước uống đóng bình. Các lỗi vi phạm gồm: cống rãnh thoát nước bị ứ đọng không được che kín; người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đội mũ, đeo khẩu trang.
Theo đơn thư phản ánh của người dân, cơ sở sản xuất bắp rang bơ Bảo Huy đã hoạt động hơn 1 năm nay; điều kiện sản xuất còn thô sơ, chủ yếu thủ công, nhỏ lẻ, nhà thuê trọ nên không có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, không đảm bảo ATTP. Trung bình mỗi tháng cơ sở này xuất ra thị trường khoảng 2.400 đến 3.000 ly bắp rang bơ. Làm việc với đoàn thanh tra, bà Lê Thị Hai-đại diện cơ sở-cam kết sẽ khắc phục vi phạm để sản xuất đảm bảo ATTP. Trong khi đó, cơ sở sản xuất nước uống đóng bình Hoàng Khang chỉ mới đi vào hoạt động được 2 tháng nay, số lượng nước xuất ra thị trường còn hạn chế. Trước đó, qua thẩm định, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Ông Phạm Văn Tấn-chủ cơ sở-chia sẻ: “Do mới đi vào hoạt động nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến vi phạm. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thoát nước, không để xảy ra vi phạm nữa”.
Ngoài 3 cơ sở trên, đoàn thanh tra không phát hiện vi phạm tại các cơ sở còn lại. Tuy nhiên, với báo cáo kết quả giám sát mẫu không đạt yêu cầu, đoàn đã tuyên truyền các cơ sở này nâng cao ý thức sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP; đồng thời lưu ý các cơ sở kinh doanh bảo quản tốt, đúng theo quy định của nhà sản xuất trong quá trình tiêu thụ. 
Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh, nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, công tác thanh-kiểm tra đã được tăng cường, triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng kế hoạch đề ra. Ngoài ra, còn tiến hành các đợt thanh-kiểm tra đột xuất theo phản ánh, kiến nghị của người dân và theo báo cáo kết quả giám sát mẫu thực phẩm trên thị trường. Qua đó, Chi cục đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 10 đợt; tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 255 cơ sở, phát hiện 64 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 258,5 triệu đồng. Trong quá trình thanh-kiểm tra, các đoàn còn lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATTP cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, qua đó góp phần đảm bảo ATTP, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
 NHƯ Ý

-----------------------------

CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM GIA LAI

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.