Kiểm lâm Gia Lai: 37 năm một hành trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 21-5-1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân đã chính thức đánh dấu sự ra đời của Kiểm lâm Việt Nam ở miền Bắc. Sau ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước, lực lượng kiểm lâm được hình thành trên phạm vi cả nước.

Theo tiến trình đó, ngày 15-10-1976, Bộ Lâm nghiệp có Quyết định 518/QĐ-BLN về việc thành lập Chi cục Kiểm lâm Gia Lai-Kon Tum. Nhìn lại hành trình gần 40 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Kiểm lâm Gia Lai  không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng được giao.

 

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: M.D
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Thi

Tuy vậy, xuất phát từ nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, diện tích rừng thời gian gần đây có biến động; tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng còn diễn biến phức tạp, song đến thời điểm này vốn rừng và độ che phủ rừng ở Gia Lai cơ bản được giữ vững. Nhờ ngành kiểm lâm chủ động thực hiện công tác điều tra, khảo sát, xây dựng phương án đề nghị UBND tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh, nay là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và được công nhận di sản ASEAN năm 2003; thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Triển khai các dự án: rừng phòng hộ đầu nguồn sông Ba; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm Gia Lai; nâng cao năng lực hoạt động của kiểm lâm địa bàn và đề án thí điểm canh tác nương rẫy bền vững trên đất lâm nghiệp. Tác động của các phương án, dự án trên góp phần nâng cao độ che phủ rừng; bảo tồn nguồn tài nguyên sinh học.

 

 

Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng và các loài động vật, thực vật quý hiếm đặc hữu… Thông qua các dự án, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của lực lượng kiểm lâm được nâng lên; nhận thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đáng kể.

Kết quả đạt được của ngành kiểm lâm Gia Lai trong chặng đường gần 40 năm qua chính là kết tinh của sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, sự phối hợp của nhân dân trong công tác giữ rừng; đặc biệt là tinh thần nỗ lực vượt khó khăn của đội ngũ lãnh đạo, công chức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Nếu như những ngày đầu thành lập, lực lượng kiểm lâm Gia Lai hầu hết được điều động, biệt phái từ miền Bắc vào, phần lớn có trình độ chuyên môn trung cấp; số tuyển dụng mới chưa qua đào tạo thì đến thời điểm này, trong tổng số lực lượng 408 người đã có 149 người có trình độ đại học và cao đẳng; 233 người trình độ trung cấp. 60% số cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ, tin học A, B, C. 376 công chức ngành kiểm lâm giữ ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm lâm viên, kiểm lâm viên trung cấp.

 

Được thành lập vào năm 1976 với tên gọi Chi cục kiểm lâm Gia Lai-Kon Tum. Đến năm 1991, tỉnh Gia Lai-Kon Tum chia tách thành 2 tỉnh, tên gọi Chi cục Kiểm lâm chính thức đổi tên thành Chi cục Kiểm lâm Gia Lai đến nay. Chi cục hiện có 5 phòng tham mưu; 19 đơn vị trực thuộc gồm 3 đội kiểm lâm cơ động và phòng-chống cháy rừng, 16 hạt kiểm lâm. Tổng số công chức của ngành 408 người. Gần 40 năm xây dựng và phát triển, lực lượng kiểm lâm Gia Lai đã được các bộ, ngành Trung ương, tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Đặc biệt, trong 408 cán bộ, công chức đã có 253 cán bộ, công chức vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao nên đội ngũ cán bộ, công chức của ngành cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, xử lý hiệu quả những tình huống khó khăn, phức tạp phát sinh trong thực tiễn quản lý bảo vệ rừng.

Đi suốt quá trình làm nhiệm vụ trên có không ít cán bộ, công chức hy sinh tính mạng, xương máu như liệt sĩ Huỳnh Kim Long-Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Chư Sê; Trần Đức Đại-Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Krông Pa bị thương tật 4/4; Hoàng Hữu Hoàn công chức Hạt kiểm lâm Kbang bị thương tật 2/4 do hậu quả của sự chống trả quyết liệt từ các lâm tặc. Và còn nhiều cán bộ, công chức ngành kiểm lâm khác bị thương tích, tài sản, phương tiện của Nhà nước bị hư hại do hành vi chống đối của các đối tượng phá rừng.

Trân trọng với thành tích đạt được trong chặng đường dài xây dựng, phát triển, song Kiểm lâm Gia Lai cũng thẳng thắn nhìn nhận năng lực của một số công chức ngành kiểm lâm hãy còn hạn chế; còn tư tưởng ngại khó, ngại khổ; có những thời điểm tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, xảy ra ở một số địa phương song vẫn chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn thật sự hiệu quả bền vững.

Hạn chế trên kết hợp với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới hết sức khó khăn và phức tạp. Xác định được hạn chế cốt lõi trong công tác quản lý, bảo vệ rừng này, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giữ rừng được Đảng, Nhà nước giao.

Quá trình triển khai thực hiện giải pháp giữ rừng như tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyên truyền giáo dục pháp luật; ưu tiên nguồn lực cho cơ sở để giữ rừng tận gốc; triển khai hiệu quả các giải pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo chỉ đạo của UBND tỉnh; lực lượng kiểm lâm Gia Lai rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của lãnh đạo tỉnh; sự phối hợp của các ngành chức năng, chính quyền các cấp và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân để tiếp thêm tinh thần, nghị lực cho lực lượng kiểm lâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.