Khúc tráng ca bất tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

37 năm sự kiện Gạc Ma đã trôi qua nhưng những người con đất Việt sẽ mãi không quên 64 liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Máu các anh đã hòa cùng biển cả, tạo thành một biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.

Lá thư cuối cùng

Sáng 14/3, nhân dân, cán bộ, chiến sĩ khắp mọi miền Tổ quốc đã về Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) để dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Đến dự lễ tưởng niệm có bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước - Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”. Tại Khu tưởng niệm này còn lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật… của các anh hùng liệt sĩ, trong đó có lá thư của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương gửi về gia đình đầy xúc động.

Nhiều người rất xúc động khi đến thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Nhiều người rất xúc động khi đến thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Mở đầu thư anh gửi lời chúc sức khỏe đến bố mẹ, gia đình và không quên dặn dò đừng lo lắng cho mình. “Về phần con sức khỏe vẫn bình thường. Còn về xin cho con chuyển đơn vị thì thôi bố mẹ ạ, con ở đấy đến lúc ra quân cũng được”. Như có linh cảm trước, anh bảo “Còn gia đình cứ yên tâm đừng nghĩ ngợi nhiều cho con và con ra đi sẽ không hẹn ngày về, bao giờ về thì về thôi chứ bây giờ cũng chẳng được về thăm gia đình nữa đâu” - thư anh viết.

Cuối thư anh cũng dặn dò bố mẹ đừng viết thư cho mình nữa vì “viết con cũng không nhận được đâu”. Lá thư được gửi đi 8 ngày trước khi anh hy sinh.

Lá thư của liệt sĩ Nguyễn Tất Nam gửi về cho chị gái là bà Nguyễn Thị Hường (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) vào ngày 10/3/1988 cũng có nhiều đoạn xúc động: “Nói chung em chỉ nhớ về gia đình mà đã xa 3 năm nay chưa được gặp cha, chị và các em, nhớ cả cháu Quang (con bà Hường - PV) mà không biết làm sao cả. Chỉ mong cho hết nghĩa vụ để về thăm gia đình”, thư có đoạn viết.

Anh cũng cho biết đợt này tàu của anh lại đi vận chuyển hàng cho quần đảo Trường Sa và động viên gia đình đừng lo lắng: “Nói chung năm nào tàu chúng em cũng tham gia vận chuyển hàng... Tàu của em là tàu vận tải, chỉ việc vận chuyển hàng ra cho đảo chứ không có việc gì mà chị phải lo cả. Em nói thế chắc chị hiểu và chị nói với cha, không cha nghe đài báo nói cha lại lo cho con mình đang đi ở ngoài đảo”, lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nam gửi về gia đình, 4 ngày sau anh hy sinh.

Năm 2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc thi về phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa. Bảo tàng Trường Sa sẽ được xây dựng trên khu đất có diện tích 1,71 ha, tiếp giáp với Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Mục đích nhằm có thêm điểm tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử để góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho các thế hệ, tầng lớp nhân dân.

Con của liệt sĩ Gạc Ma: Quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Năm nào cũng vậy, ngày 14/3 hàng năm, thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân (con út của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong - Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma) lại đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để thắp nén nhang tưởng nhớ đến bố và các đồng đội của bố.

Sáng 14/3/1988, thượng úy Nguyễn Mậu Phong cùng các đồng đội tổ chức bảo vệ đảo Gạc Ma, nhưng đã hy sinh anh dũng trong trận hải chiến không cân sức.

Khi bố mất, Xuân lúc đó chỉ 3 tháng tuổi, một mình mẹ anh vất vả nuôi hai anh em ăn học. Anh trai của Xuân là Nguyễn Mậu Trường sau này vào quân ngũ là chiến sĩ Trường Sa, từng đóng quân ở đảo Nam Yết, còn Xuân thi vào Học viện Hải quân, sau khi tốt nghiệp anh được phân công về công tác tại Vùng 4 Hải quân.

Anh kể, quá trình công tác từng nhiều lần đi công tác ở Trường Sa nhưng lần đầu ra đến Gạc Ma nơi bố và các đồng đội hy sinh anh đã rất xúc động và bật khóc. “Tôi nói với bố rằng: Con đã ra đến đây rồi, bố hãy yên nghỉ con sẽ noi gương bố quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” - Xuân xúc động nói.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên khu đất cao ráo rộng hơn 25.000 m2. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2017.

Nơi này đang trưng bày 156 tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, về biển đảo Việt Nam và chiến sĩ Gạc Ma. Trong đó, 31 kỷ vật của chiến sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma được các gia đình liệt sĩ trao tặng. Ban quản lý đã hệ thống hóa toàn bộ, đánh số hiệu để người dân và du khách dễ dàng tham quan.

Khu tưởng niệm mang nhiều ý nghĩa về lòng tri ân, là địa chỉ thiêng liêng để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ mai sau. “Là thế hệ trẻ, lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chúng tôi nguyện sẽ mãi khắc ghi sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học tập, lao động sản xuất, góp phần để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Anh Huỳnh Tấn Nhân - Bí thư xã đoàn Cam An Nam, huyện Cam Lâm chia sẻ.

Theo Phùng Quang - Tiến Đạt (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.