Không thể minh bạch, nếu vẫn còn 'vùng xám'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, Sở Y tế TP.HCM ra thông báo chấn chỉnh trong công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hàng hóa tại các BV.

 Cần giải pháp chặn đứng việc bắt tay làm giá trong mua sắm thiết bị y tế -ẢNH: DUY TÍNH
Cần giải pháp chặn đứng việc bắt tay làm giá trong mua sắm thiết bị y tế -ẢNH: DUY TÍNH



Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, cơ quan thực thi pháp luật phát hiện, khởi tố, tạm giam nhiều người liên quan đến vụ nâng giá trang thiết bị y tế (máy xét nghiệm RT-PCR) gấp 3 lần xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Mới đây, Bộ Công an bắt giam cả ê kíp lãnh đạo Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM... Bộ Công an cũng đang làm việc với BV Tim và BV Thanh Nhàn (Hà Nội). Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, Sở Y tế TP.HCM ra thông báo chấn chỉnh trong công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hàng hóa tại các BV.

Chính sách xã hội hóa trong ngành y tế đã có từ lâu với hy vọng mở ra một chương mới cho ngành này, đó là giúp BV chủ động vốn, mua sắm trang thiết bị, làm chủ kỹ thuật để phục vụ người bệnh. Nhưng việc thực thi giám sát mua sắm bằng tiền xã hội hóa một thời gian dài, công bằng mà nói, là khá lỏng lẻo. Cùng một chủng loại (ngay cả thuốc), mỗi BV mua mỗi giá và khấu hao từ tiền túi mà bệnh nhân trả. Có BV máy móc hết khấu hao nhưng vẫn chấp nhận phần thiệt khi cho “đối tác” phần hưởng cao hơn... mà đối tác nhiều khi không ai khác, chính là “sân sau” của một số lãnh đạo BV.

Khi quản lý nhà nước không biết giá gốc của thiết bị y tế là bao nhiêu thì một giải pháp đã được đưa ra: công khai kết quả đấu thầu để người mua sau không chênh lệch cao hơn mua trước. Và quả thật, năm 2020, Bộ Y tế công khai kết quả đấu thầu trang thiết bị y tế của các BV trên toàn quốc, với kỳ vọng, sẽ không còn cảnh chênh lệch giá giữa các trang thiết bị y tế cùng chủng loại, model. Nhưng một số người cũng cố tìm cách “lách”, như “bắt tay” nhà cung cấp nhằm thêm bớt “hạng mục” phần mềm, bảo hành, đào tạo... để có giá khác nhau.

Điều này cho thấy, nếu vẫn còn những con người muốn tạo ra “vùng xám” để mưu lợi thì sự minh bạch không thể được thực hiện triệt để. Việc cần làm là rà soát tất cả những BV mua sắm thiết bị y tế bằng nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hóa, từ đó trám lỗ hổng (nếu có) bằng việc sửa đổi chính sách phù hợp và những bản án nghiêm khắc.

Theo DUY TÍNH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?