Không thể giáo dục bằng… làm nhục, cũng không thể chỉ xin lỗi là xong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nếu cắt tóc, làm nhục học trò được “khép lại” chỉ bằng một lời xin lỗi, một cái ôm thì có gì đảm bảo sẽ không có một sự việc tương tự tiếp diễn.
Lời xin lỗi hay một cái ôm có thể kết thúc drama cô giáo cắt tóc học sinh, nhưng nếu được chấp nhận như một biện pháp thì chẳng có gì đảm bảo những hành vi tương tự không tiếp tục xảy ra. Ảnh: Sở GDDT Vĩnh Phúc

Lời xin lỗi hay một cái ôm có thể kết thúc drama cô giáo cắt tóc học sinh, nhưng nếu được chấp nhận như một biện pháp thì chẳng có gì đảm bảo những hành vi tương tự không tiếp tục xảy ra. Ảnh: Sở GDDT Vĩnh Phúc

Chiều 23.3, tại cuộc gặp do trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc, tổ chức, trước sự chứng kiến của các thầy cô, của một số phụ huynh và học sinh trường Đội Cấn, cô H.L và nữ sinh L.N.L.P, đã cùng nhận lỗi, rút kinh nghiệm và “trao nhau cái ôm” để mong muốn khép lại sự việc.

Sự việc ở đây là gì?

Là việc cô giáo, ngay trên bục giảng, trước cả lớp, đã dùng kéo cắt tóc nữ sinh vì em này chưa cắt hết phần tóc đã nhuộm. Một hành vi mà chính Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc nhìn nhận là “hành động thái quá của giáo viên, vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng”. Là “Không tôn trọng danh dự của học sinh nên đã có những hành vi, lời nói chưa đúng chuẩn mực”.

Có lẽ, phải nhắc lại những lời lẽ của cô giáo khi cắt tóc học trò: "Tôi cắt lem nhem cho mà biết. Tôi đã nhắc từ hôm trước, gọi riêng em để nói chuyện rồi. Em bảo chiều nhuộm lại mà nay cắt vẫn còn".

"Đây, em có nhìn thấy không. Em đừng có lý do, đó là việc của em. Tôi phải đi cắt lại cho em cái tóc vàng này à. Mấy sợi hay một sợi cũng cắt".

Sau khi học sinh có lời thanh minh và cho rằng cô giáo đang cắt cả tóc đen, cô giáo tiếp tục cắt và nói: "Hôm nay tôi cắt thật xấu chứ không phải là cắt tóc vàng. Đấy là quy định rồi. Từ sau Tết Nguyên đán, nhà trường nhắc rồi mà vẫn để cụm light đấy".

Trong bối cảnh cụ thể đó, phải nói hành vi của cô giáo không đơn thuần chỉ là việc thiếu kiềm chế, nóng giận nhất thời trước vi phạm của học sinh. Nó giống với việc cô giáo trút giận một cách bất chấp, với công cụ là một cái kéo, hơn là duy trì kỷ luật.

Người ta nói “cái răng cái tóc là góc con người”. Hành vi cắt tóc, cắt trước đám đông, là một hình thức làm nhục người khác. Bởi bất khả xâm phạm thân thể, danh dự nhân phẩm, kể cả từ từng sợi tóc - chính là quyền con người được pháp luật bảo vệ.

Cái kéo ấy, cắt tóc học trò ngay trước lớp, suy cho cùng, đã cắt không chỉ những sợi “tóc light”, nó còn cắt vào danh dự, vào tâm hồn của những đứa trẻ, cắt vào những lằn ranh của sư phạm, cắt vào thanh danh của chính các thầy cô.

Giáo dục không thể bằng làm nhục. Và vì thế, nếu “khép lại” chỉ bằng một lời xin lỗi - với hành vi làm nhục người khác - thì cũng chẳng có gì đảm bảo nó sẽ không tiếp tục xảy ra...

Cũng đã từng có việc cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng đó thôi.

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.