Không phải giấc mơ đâu Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho đến bây giờ già làng Nap vẫn không quên cái cảm giác khó tả của ngày hôm ấy, ngày dời làng. Khác với lệ thường, mặt trời chưa mọc, sương đêm còn ướt đẫm mái nhà, con gà rừng còn chưa gáy mà tiếng người đã râm ran, gọi nhau í ới ở các bếp đang bắt đầu đỏ lửa chuẩn bị cho bữa sáng cuối cùng ở làng cũ. Bộ đội C50, bộ đội Đồn Biên phòng 729, Đồn 731; bộ đội Trung đoàn 710, cán bộ huyện, xã và dân quân… đến giúp dân từ chiều hôm trước.
Như làng Nap, các bếp của làng Khôi gần đó cũng nổi lửa.
Bước xuống bậc thang nhẵn bóng, nhìn lên ngôi nhà sàn, già làng không khỏi bồi hồi. Vậy mà đã mấy chục năm rồi còn gì, bấy giờ ông còn trẻ, vác rìu vào rừng cả tháng mới chọn được bộ cột nhà. Rồi còn đẽo, nhờ người khiêng về, đường dốc lại qua suối, đưa được bộ cột về làng mất đến mấy ngày. Chỗ này thằng Bip nghịch bị xóc mảnh dằm vô tay mưng mủ. Cây cột kia có vết mòn là chỗ cột ghè rượu, ngày con H’Wat bắt chồng phải đưa rượu buộc sang cả mấy cây cột khác nữa mới đủ… Ngôi nhà chứa bao nhiêu chuyện với ông vậy mà phải dỡ đi, dời về nơi khác.
Khu tái định cư Ia Mơr. Ảnh: Thanh Phong
Khu tái định cư Ia Mơr. Ảnh: Thanh Phong
Mặt trời đã lên, ông bước chậm về phía nhà rông và đưa mắt nhìn quanh. Bộ đội, cán bộ và dân quân đã sẵn sàng đâu vào đấy để tháo dỡ các ngôi nhà. Đám trẻ con cũng dậy sớm từ lúc nào, lăng xăng nhìn ngó. Vậy là sau mấy tháng chuẩn bị, hôm nay làng Nap, làng Khôi chuyển đến nơi ở mới, nhường đất làng cũ cho “Nhà nước làm hồ thủy lợi Ia Mơr”. Tờ lịch treo trên vách nhà rông ghi ngày 29 tháng 11 năm 2010.
Làng cũ đã gắn bó với già, với dân làng bao nhiêu năm ngẫm lại tình cảm thì nhiều mà cái nghèo cũng chẳng kém. Vụ mùa năm kia nắng hạn cây bắp trên nương thiếu nước héo queo, có quả lại không hạt. Rừng cũng khô kiệt không có củ mài như những năm trước kia. May mà năm ấy tỉnh và huyện về cứu trợ, nếu không thì… Chuyển sang làm cái công trình thủy lợi này, cán bộ bảo, trước hết là dân hưởng lợi chứ không ai khác. Ông suy nghĩ lung lắm. Đời mình đã nghe theo cách mạng tham gia đánh Mỹ, rồi những ngày sau giải phóng tiếp tục xây dựng làng, làm đường, khai hoang đất thung trồng lúa. Rồi còn giúp Bộ đội Biên phòng… bao nhiêu việc có bao giờ mình nề hà? Nhưng lần này thì khác, đó là chuyện dời cả làng chớ không phải chuyện chơi, dời làng mà không phải do thiên tai, do sét đánh như hồi xưa. Khó đấy! Nhưng rồi sau mấy đêm suy nghĩ, lại được cán bộ Ban Đền bù Giải phóng mặt bằng của huyện vào giải thích tường tận, cán bộ lãnh đạo huyện cũng về tận nơi gặp dân làng, gặp ông, hỏi có thắc mắc gì không, rồi cho xem cái bản vẽ công trình, nói đến gì gì héc ta, rồi tiền đền bù cả tỷ đồng nữa… ông đã hiểu ra.
Hiểu rồi thì ông và cả già làng Khôi cũng vậy, lập tức làm liền, cùng Trưởng thôn họp làng, phổ biến cho dân nghe chủ trương của trên. Dân làng mình mất gì nhưng cũng được gì. Nhà cửa, nhà mồ, vật kiến trúc, cây trồng, đất nương rẫy... trong khu vực thi công đều được đền bù. Việc tháo dỡ, di chuyển và dựng nhà mới tại khu tái định cư cũng được huyện và các đơn vị hỗ trợ. Điều làm ông sung sướng nhất là tại khu ở mới có đường giao thông trải nhựa, có điện, có nước sạch sinh hoạt bơm từ giếng khoan đưa lên bồn cao rồi theo ống chảy về tận nhà, cứ như giọt nước của làng. Mỗi hộ được cấp 1.000 m2. Nhà nào cũng có sân, ngôi nhà xây mới rộng 40 m2 cùng ngôi nhà gỗ cũ đã có, nhà bếp, nhà vệ sinh, vườn rau, chuồng trại chăn nuôi… được xây dựng, bố trí ngăn nắp theo quy hoạch.
Ngày cuối cùng của năm 2010, tôi có dịp về thăm Ia Mơr. Từ thị trấn huyện Chư Prông (Gia Lai), xe ô tô bon nhanh trên con đường nhựa phẳng lì. Không có cảm giác xa lạ bởi những khu dân cư trù phú bên đường Ia Pia, Ia Tôr, Ia Ga; biệt thự kiểu Thái nổi lên giữa vườn cà phê, vườn tiêu xanh tốt. Chỉ vài chục km đường đất từ Ia Ga vào Ia Mơr là còn khó khăn, đầy bụi do dự án triển khai chưa xong. Những cánh rừng khộp còn lớp áo ngoài bám đầy bụi, lá đỏ bầm. Xe ra vào khá nhộn nhịp, chở gỗ tận thu lòng hồ, chở vật liệu xây dựng. Công trình hồ thủy lợi Ia Mơr, những chiếc máy xúc, máy ủi đang hoạt động, bụi mù. Đã hiển hiện vị trí con đập dài 3 km.
Anh Đoàn Ngọc Hải- Phó Trưởng ban Đền bù Giải phóng mặt bằng của huyện Chư Prông cung cấp nhanh một vài thông tin trên xe: Diện tích lòng hồ 4.000 ha, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha (Gia Lai 8.000 ha, Đak Lak 4.000 ha). Tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thuỷ lợi 8 làm chủ đầu tư. Về phía huyện Chư Prông, đã thanh toán đền bù 5 đợt với tổng số tiền chi trả hơn 19 tỷ đồng; di chuyển 115 nhà và đã dựng xong 125 nhà (không tính nhà xây mới); dựng xong toàn bộ trụ điện, khoan 3 giếng nước sinh hoạt, đào móng xây 51 nhà, đào móng nhà rông, trường THCS, trường tiểu học, mẫu giáo, nhà ở giáo viên, khai hoang đất tái định canh, tái định cư… Phần lớn các hạng mục đều sẽ hoàn thành trước ngày 31-1-2011.
Công trường khu tái định cư còn đang bề bộn công việc. Vẫn làng Nap, làng Khôi nhưng đâu vào đó vuông vức trong khu quy hoạch. Những ngôi nhà cũ dựng lại đã ấm tiếng người. Một vài giàn le đã xanh rau. Tết này người dân 2 làng có thể đón Xuân trong những ngôi nhà mới xây. Gặp tôi, già làng Nap cười vui, nói chắc như đinh đóng cột: Có nước hồ, làm được ruộng nước, trồng được cà phê, dân làng mình còn đón Tết to hơn nữa!
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm