“Không đâu bằng về nhà”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

“Không hiểu vì sao, chỉ cần đến địa phận của tỉnh Gia Lai, người ta lập tức cảm thấy an tâm, nhẹ nhõm”-đó không phải là suy nghĩ của riêng một cá nhân đó mà là của hầu hết những ai đi xa nhiều ngày trở về.

Lúc này, “về nhà” không hẳn là về với gia đình mà là cảm giác trở về với nơi quen thuộc, với nơi đã gắn bó và lớn lên.

Điều này càng dễ lý giải với những người gắn bó lâu năm với TP. Pleiku-nơi được mệnh danh là “Thành phố ngủ ngon nhất Việt Nam”. Tất nhiên cũng có thể “thòng” thêm một lý do nữa: Pleiku là nơi có nhiều “dân góp”, qua nhiều năm đã hình thành nên phong cách ẩm thực rất nuông chiều khẩu vị số đông, vì món nào ai ăn cũng được, vùng nào ăn cũng thấy ngon, cũng thấy thích, cũng thấy hợp.

huong-dan-duong-di-den-ngoi-nha-tren-may-binh-yen-house-o-dalat-ivivu-5.jpg
Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Về nhà” cũng là cụm từ xuất hiện không biết bao lần trong đầu cô gái trẻ Lê Hồng Hạnh (nhân viên sales của một chi nhánh mỹ phẩm trên địa bàn TP. Pleiku) vào những ngày cuối năm với những bộn bề deadline đầy áp lực này.

“Quê tôi ở miền Tây. Vì điều kiện mưu sinh nên tôi phải lên Tây Nguyên làm việc đã 3 năm rồi. Thường chỉ có dịp Tết thì tôi mới trở về nhà, về để được thưởng thức những món ăn do mẹ nấu, la cà với đám bạn học hồi phổ thông đến những nơi ngày xưa thường đến, đôi khi hứng lên lại ghé về trường THPT, dù bây giờ, ngôi trường cũng có những đổi thay, không giống hoàn toàn như xưa... Đó là những mong đợi khó tả mà chỉ những ai lập nghiệp xa quê mới thấu tỏ”-Hạnh chia sẻ.

Một người bạn của tôi là lãnh đạo chi nhánh của một tập đoàn kinh tế tại Gia Lai với nhiều năm làm việc xa quê hương trải lòng: “Càng những ngày cuối năm lại càng nôn nao muốn về nhà. Thực ra giờ phương tiện đi lại rất tiện, chỉ cần 2 giờ bay và thêm khoảng 1 giờ đi xe là đã có mặt ở quê rồi, nhưng không hiểu sao thời điểm này vẫn tạo những cảm giác rất lạ. Có lẽ là dù đi đâu, người ta vẫn có xu hướng muốn quay về nơi mình lớn lên, nơi có gia đình của mình”.

Những ngày này, hòa trong những cơn gió lành lạnh, hanh khô trong mùa cuối năm là bao nhiêu tất bật, lo toan. Lúc này, người ta chỉ mong những giây phút trở về ngôi nhà thân yêu, bước vào cửa và nằm trên chiếc ghế sô pha êm ái để thả lỏng mình, để “sạc pin” bằng sự quan tâm, yêu thương của người nhà, gạt lại bao phiền muộn bên ngoài cánh cửa.

Bất chợt nghe đâu đó vang lên những câu hát “Đi về nhà” của Đen Vâu cũng khiến người ta nhớ tới quê hương ở nơi xa xôi mà không khỏi nước dâng vành mắt: “Đường về nhà là vào tim ta/Dẫu nắng mưa gần xa/Thất bát vang danh/Nhà vẫn luôn chờ ta/Nhà vẫn luôn chờ ta/Dẫu có muôn trùng qua/Vật đổi sao dời/Nhà vẫn luôn là nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.