Khởi nghiệp thành công từ một... ổ dế được cho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ một ổ dế được cho, anh Trương Quốc Bạch (Cần Thơ) bước đầu đã gây dựng thành công mô hình khởi nghiệp, thu 6-7 triệu đồng/tháng. Anh dự tính đang phát triển số lượng dế nuôi để tăng thu nhập.

Anh Bạch bắt đầu khởi nghiệp từ một ổ dế được cho
Anh Bạch bắt đầu khởi nghiệp từ một ổ dế được cho
Chàng thanh niên khởi nghiệp thành công từ ổ dế là Trương Quốc Bạch, 27 tuổi (ở khu vực Tràng Thọ B, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ).
Chia sẻ với PV Dân trí, anh Bạch cho biết: "Đầu năm 2020, tôi được một người dượng chuyên nuôi dế để cho gà, vịt ăn cho một ổ dế nuôi thử. Trong quá trình nuôi thử, tôi thấy dế sinh trưởng, phát triển tốt".
Sau khi những quan sát và tìm tòi về kỹ thuật nuôi dế, anh Bạch đầu tư gần 40 triệu đồng để nuôi 18 chuồng dế, với các kích thước khác nhau.

Anh Bạch đầu tư gần 40 triệu đồng để làm gần 20 chuồng nuôi dế
Anh Bạch đầu tư gần 40 triệu đồng để làm gần 20 chuồng nuôi dế

Anh Bạch nuôi dế được 28 ngày thì bắt đầu thu hoạch, bán cho thương lái với giá từ 75.000-80.000 đồng/kg. Riêng loại dế trứng có giá 200.000-220.000 đồng/kg.
Anh Bạch nuôi dế được 28 ngày thì bắt đầu thu hoạch, bán cho thương lái với giá từ 75.000-80.000 đồng/kg. Riêng loại dế trứng có giá 200.000-220.000 đồng/kg.
Theo anh Bạch, dế là loài dễ nuôi. Chuồng trại chủ yếu làm bằng khung sắt có lót ni lông. Hằng ngày, người nuôi chỉ cho dế ăn 2 lần sáng, chiều. Thức ăn của dế thường là bí rợ, mướp, lá khoai mì. Tùy vào từng độ tuổi thì dế sẽ ăn những loại thức ăn khác nhau.
“Dế là loài ít bệnh nhưng phải chăm sóc, kiểm tra kỹ hằng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường của dế khi có các con vật lạ xâm nhập vào, như: kiến, thằn lằn…”, anh Bạch cho biết.

Người nuôi chỉ cần làm các ổ dế bằng xơ dừa, với độ ẩm vừa phải để bảo vệ trứng dế
Người nuôi chỉ cần làm các ổ dế bằng xơ dừa, với độ ẩm vừa phải để bảo vệ trứng dế

Hơn một tháng qua, anh Bạch học cách sơ chế dế để bán cho các quán ăn
Hơn một tháng qua, anh Bạch học cách sơ chế dế để bán cho các quán ăn
Anh Bạch cho biết thêm: Dế nuôi hơn 40 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Người nuôi chỉ cần làm các ổ dế bằng xơ dừa, với độ ẩm vừa phải để bảo vệ trứng dế.
Sau đó, các ổ đế được đặt vào chuồng dế. Sau 1 ngày đêm hay 2 ngày đêm, người nuôi đem ra để ấp ở một chuồng khác. Trứng sẽ nở thành dế con sau 7-10 ngày.
Được biết, 3 tháng qua, anh Bạch bắt đầu bán dế cho thương lái đến với giá từ 75.000 đồng - 80.000 đồng/kg. Riêng loại dế trứng có giá hơn 200.000 đồng/kg. Đặc biệt, hơn 1 tháng nay, Bạch bắt đầu bán dế thương phẩm.


Anh Trương Quốc Bạch thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi dế cho các đoàn viên thanh niên ở địa phương
Anh Trương Quốc Bạch thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi dế cho các đoàn viên thanh niên ở địa phương
Sau 30 ngày nuôi, dế được anh Bạch sơ chế, đông lạnh để bán cho người có nhu cầu làm thức ăn, hoặc nhà hàng, quán nhậu với giá 120.000 - 140.000 đồng/kg.
Trong thời gian tới, anh Bạch đang tính mở rộng thị trường tiêu thụ ra các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
Trung Anh (Theo Dân trí/Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/khoi-nghiep-thanh-cong-tu-mot-o-de-duoc-cho-20200904070621677.htm

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.