Khởi nghiệp với trà thảo mộc, thu nhập gần 150 triệu đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sản xuất thành công trà thảo mộc, mỗi tháng, chị Trần Thị Tú Anh (33 tuổi, ngụ H.Đức Hòa, Long An) thu nhập gần 150 triệu đồng.

Chị Tú Anh học ngành điều dưỡng nhưng lại đam mê sản xuất trà thảo mộc. Năm 2018, vận dụng kiến thức ngành dược đã học, chị mở cơ sở sản xuất trà thảo mộc. "Sau khi tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng, tôi có nhiều năm làm việc đúng chuyên ngành. Sau đó, tôi chuyển sang kinh doanh online. Khi có được lượng khách hàng ổn định, cùng với kiến thức về ngành nghề đã học, tôi quyết định khởi nghiệp từ trà thảo mộc", chị Tú Anh kể.

Mỗi tháng, chị Tú Anh xuất bán ra thị trường hàng ngàn hộp trà hoa thảo mộc 27 vị
Mỗi tháng, chị Tú Anh xuất bán ra thị trường hàng ngàn hộp trà hoa thảo mộc 27 vị

Ban đầu, chị chỉ nhập hà thủ ô, tinh bột nghệ… để bán. Dần dần, tích lũy nhiều kinh nghiệm và vốn, chị mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng quy mô sản xuất, đưa ra thị trường sản phẩm trà hoa thanh nhiệt 27 vị thảo dược.

Theo chị Tú Anh, khi lựa chọn các loại thảo dược để kết hợp làm trà, chị mất rất nhiều thời gian mới tìm ra công thức, tỷ lệ phù hợp. Trà hoa thanh nhiệt được chế biến từ 27 vị thảo dược có trong thiên nhiên như: lá sen, tim sen, trà sơn mật, cam thảo, đậu đen, đậu đỏ, gạo tím, hoa cúc, astiso, cỏ ngọt, trần bì... Ngoài ra còn có một số thảo dược khác được tìm mua từ tỉnh Nghệ An.

Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu không khó, hầu như các loại thảo dược đều mua từ nông dân địa phương. Các công đoạn từ trồng trọt, thu hái, sấy khô đến chế biến đều được chị và đội ngũ nhân viên kiểm soát chặt chẽ để giữ nguyên dược tính của thảo mộc.

"Với trà 27 vị thảo dược, để làm ra được thì rất kỳ công và thực hiện hoàn toàn thủ công. Chẳng hạn, rang đậu phải rang bằng than củi để giữ lại mùi vị. Không sử dụng chất bảo quản trong quá trình lưu trữ nguyên liệu. Vì vậy, công đoạn làm trà mất rất nhiều thời gian, nhưng đảm bảo chất lượng", chị Tú Anh nói.

Hiện tại, ngoài bán hàng thông qua thương mại điện tử, chị đang đẩy mạnh kênh phân phối tại các cửa hàng OCOP trên địa bàn các huyện Cần Đước, Bến Lức, Đức Hòa và TP.Tân An (Long An) cùng các nhà thuốc, cộng tác viên khắp các tỉnh, thành miền Tây.

Mỗi tháng, chị bán ra thị trường hàng ngàn hộp trà hoa thảo mộc 27 vị, giá bán từ 140.000 - 160.000 đồng/hộp. Nhờ đó, chị có thu nhập gần 150 triệu đồng/tháng.

Năm 2024, sản phẩm trà của chị Tú Anh được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Sắp tới, chị dự định bán sản phẩm thông qua trang mạng xã hội, TikTok và đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới như trà thảo mộc 27 vị dạng túi lọc, các sản phẩm trà thảo mộc với nhiều công dụng hỗ trợ về xương khớp và lưu thông máu huyết ngừa đột quỵ…

Anh Nguyễn Quốc Mẫn, Bí thư Huyện đoàn Đức Hòa, cho biết chị Tú Anh là người làm kinh tế giỏi ở địa phương. Trà Thiên Mộc của chị Tú Anh là một trong những sản phẩm tiêu biểu của đoàn viên, thanh niên H.Đức Hòa được lựa chọn tham gia ngày hội thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.