Sinh viên kiếm bộn tiền nhờ làm biên đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều sinh viên dù không học qua trường lớp đào tạo nhảy múa vẫn kiếm được bộn tiền nhờ làm biên đạo tiết mục văn nghệ dự thi của các lớp.

Nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống sinh viên

Năm cuối cấp, học sinh lớp 12A3 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM mong muốn có một tiết mục dự thi văn nghệ hoành tráng, đầu tư để ghi dấu ấn năm cuối cấp. Nhận được đề bài khó này, Trần Ngọc Thanh Trúc, phụ trách quản lý văn nghệ của lớp, bắt đầu tìm kiếm biên đạo để giúp các em lo từ ý tưởng, dàn dựng, phục trang…

Trương Mỹ An, học sinh lớp 12C10 Trường THPT Võ Trường Toản, Q.12, TP.HCM, cũng cho biết năm học cuối, lớp muốn tạo kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau nên quyết định "chơi lớn" bằng việc thuê biên đạo.

Minh Khánh hướng dẫn học sinh nhảy múa. ẢNH: PHƯƠNG VY
Minh Khánh hướng dẫn học sinh nhảy múa. ẢNH: PHƯƠNG VY

Người mà Thanh Trúc lẫn Mỹ An chọn đều là cựu học sinh của trường. Các anh chị sinh viên này dù chưa học qua trường lớp đào tạo nhảy múa nhưng vẫn được học sinh tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" vì từng đoạt giải cao trong các cuộc thi văn nghệ lúc còn học THPT. Chưa kể, chi phí cũng mềm hơn so với thuê chuyên gia.

Mai Minh Khánh, sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, chia sẻ anh nhận được lời mời biên đạo cho lớp của Mỹ An gần 2 tháng trước. Họ bắt đầu tập luyện chăm chỉ được khoảng 1 tháng, từ việc biên đạo các động tác, chọn trang phục…

"Theo mình, thách thức lớn nhất của công việc này là làm sao để quản lý các bạn học sinh hiệu quả và hướng dẫn các động tác một cách dễ hiểu, bởi phần lớn các bạn chưa từng tiếp xúc với nhảy múa trước đây", Khánh chia sẻ.

Khánh nhận công việc này vì bản thân thích nhảy flashmod, chưa kể công việc này còn có thu nhập khá ổn. Chỉ riêng đợt văn nghệ tháng này, các tiết mục cơ bản có giá từ 2 - 4 triệu đồng. Các tiết mục cầu kỳ có giá lên đến 10 - 15 triệu đồng. "Thu nhập tùy vào khả năng của người biên đạo. Nhưng dù là mức giá nào, biên đạo đều phải tận tâm, hết mình với lớp", Khánh nói.

Nguyễn Trọng Tín, bạn cùng trường với Khánh, làm biên đạo từ khi học năm nhất ĐH. Tuy học ngành kế toán nhưng Tín rất thích công việc giảng dạy và biểu diễn nghệ thuật. Mùa lễ hội năm nay, Tín nhận biên đạo cho 5 lớp với nhiều loại hình như nhảy, múa… từ các trường tiểu học, THCS, THPT.

"Chiều tối nào mình cũng đều đến trường để hướng dẫn các em. Mỗi ngày mình có thể hướng dẫn được 2 - 3 lớp, tùy vào yêu cầu", Tín bộc bạch.

Nguyễn Vũ Kim Ngân, sinh viên ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, là biên đạo rất mát tay của học sinh tại Q.12. Cứ thời gian rảnh rỗi, Ngân sẽ nhận biên đạo cho học sinh THPT tại địa phương. Mỗi tiết mục cho lớp tầm 25 - 30 thành viên, Ngân sẽ bỏ túi khoảng 2 - 3 triệu đồng.

"Nghề tay trái này tốn nhiều tâm huyết nhưng giúp mình có thêm tiền để chi trả sinh hoạt phí, đóng tiền học… Tụi mình chưa có thành tích về nhảy múa nên số thù lao không quá cao. Tuy nhiên, công việc này mang lại cho mọi người nhiều cơ hội, rất xứng đáng để thử sức", Ngân nói.

Cải thiện nhiều kỹ năng

Lần đầu làm biên đạo, Trọng Tín rất hồi hộp, học trò cũng khá lúng túng do mới tiếp xúc với nhảy múa. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn của cả thầy và trò, các bạn nhỏ đã có màn trình diễn xuất sắc trong buổi diễn văn nghệ 20.11. Tiết mục hoành tráng này nhanh chóng được nhiều học sinh khác biết đến. Từ đó, Tín nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Tiết mục của lớp Thanh Trúc tỏa sáng trên sân khấu nhờ việc thuê biên đạo đúng ý. ẢNH: NVCC
Tiết mục của lớp Thanh Trúc tỏa sáng trên sân khấu nhờ việc thuê biên đạo đúng ý. ẢNH: NVCC

"Ngoài thu nhập rất ổn định cho sinh viên, công việc này còn giúp mình cải thiện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và tổ chức nhóm. Mình cũng học được cách làm việc với nhiều đối tượng học sinh, biết cách kiên nhẫn. Khi thấy học sinh tự tin, thể hiện tốt trên sân khấu, mình cảm thấy sung sướng không gì tả nổi", Tín chia sẻ.

Còn Minh Khánh cho rằng nhờ làm biên đạo nên biết cách bình tĩnh hơn và có thêm kỹ năng quản lý tập thể, xây dựng đội hình...

Cô học trò Thanh Trúc cho biết từ khi có biên đạo, lớp em đã tập luyện nghiêm túc hơn. Bên cạnh đó, lớp còn biết được nhiều động tác, kỹ thuật nhảy mới, tìm được trang phục diễn rất đẹp do biên đạo chọn lựa... Hiện lớp đã lọt vào vòng trong và chuẩn bị đứng trên sân khấu trong đêm chung kết.

Biên đạo Dương Minh Nhựt, người sáng lập Young Dance Crew, khuyên các bạn trẻ yêu thích nghề biên đạo nên trau dồi kiến thức cơ bản và tham gia các lớp học để phát triển kỹ năng. "Học hỏi và chuẩn bị một nền tảng vững chắc sẽ giúp sự nghiệp biên đạo phát triển bền vững", anh chia sẻ.

Còn chị Lê Kim Phụng (biên đạo của nhiều chương trình nổi tiếng như Gương mặt thân quen, Con nhà người ta, Bộ ba ăn ý…) cho rằng điều quan trọng nhất trong biên đạo là thể hiện được tính chất của âm nhạc. Chỉ cần bài nhảy hài hòa với nhạc đã đủ, không nhất thiết phải đưa quá nhiều kỹ thuật cầu kỳ nếu không phù hợp.

Theo chị Phụng, những giây phút đứng trên sân khấu, trình diễn cùng bạn bè sẽ trở thành ký ức khó quên với bất kỳ học sinh nào. Với các biên đạo, đó còn là niềm hạnh phúc khi thấy học trò của mình tự tin và tỏa sáng.

Theo PHƯƠNG VY (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.