Sinh viên miền Tây làm gạch từ rác thải nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu sản xuất gạch từ rác thải nhựa.

Dự án làm gạch từ rác thải nhựa do 4 sinh viên Trường ĐH Trà Vinh thực hiện, gồm: Nguyễn Thái Nguyên, Đặng Chí Hào, Lý Kim Lin, Huỳnh Thị Diễm Phương.

Kim Lin cho biết nguyên liệu làm gạch từ chất thải nhựa bao gồm: xi măng, tro bay, tro trấu, cát biển (không còn độ mặn và không lẫn tạp chất), đá bi bụi, bi sàn và các loại nhựa. Các nguyên liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ phù hợp cho đến khi đạt độ nhuyễn và dẻo.

Nhóm sinh viên làm gạch từ rác thải nhựa đoạt giải 3 cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên Trường ĐH Trà Vinh năm 2024. . ẢNH: DUY TÂN
Nhóm sinh viên làm gạch từ rác thải nhựa đoạt giải 3 cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên Trường ĐH Trà Vinh năm 2024. . ẢNH: DUY TÂN

Tạo khuôn là công đoạn đầu tiên. Sau đó cho hỗn hợp nguyên liệu lấp đầy khuôn, không có lỗ hổng hoặc bọt khí. Bước tiếp theo là sử dụng máy ép thủy lực nén chặt để loại bỏ không khí và tạo hình, rồi đem phơi dưới nắng từ 5 - 7 ngày. Sản phẩm gạch làm ra có độ bền cao, chống thấm, chống cháy và có khả năng cách nhiệt tốt.

"Mục tiêu của nhóm là biến rác thải nhựa thành nguồn tài nguyên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường. Đồng thời, cung cấp cho thị trường một loại gạch thân thiện với môi trường, khai thác giá trị kinh tế từ chất thải nhựa, tạo cơ hội kinh doanh mới và công việc cho người lao động", Kim Lin chia sẻ.

Giá trị sản phẩm mang lại là mỗi viên gạch được sản xuất đồng nghĩa với việc một lượng rác thải nhựa được tái chế. Sản phẩm có giá thành cạnh tranh và chất lượng tốt, giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, bền vững cho thế hệ tương lai.

Gạch từ rác thải nhựa có giá thành cạnh tranh và chất lượng tốt. ẢNH: DUY TÂN
Gạch từ rác thải nhựa có giá thành cạnh tranh và chất lượng tốt. ẢNH: DUY TÂN

Theo Thái Nguyên, sản phẩm giúp giảm lượng nhựa thải ra môi trường, quá trình sản xuất tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất gạch truyền thống, giảm lượng CO2 phát thải. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế địa phương bằng cách tạo việc làm cho cộng đồng qua quy trình thu gom và tái chế nhựa. Nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc tái chế và bảo vệ môi trường.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Trường ĐH Trà Vinh), cho biết sản phẩm đã được đưa đi kiểm định chất lượng. Vừa qua, nhóm 4 sinh viên nói trên đoạt giải 3 trong cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên Trường ĐH Trà Vinh năm 2024.

"Gạch làm từ chất thải nhựa là một ý tưởng sáng tạo và đầy tiềm năng. Bằng cách tái chế nhựa phế thải thành gạch, dự án không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra một sản phẩm xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường. Sản phẩm này có khả năng cách nhiệt, chống thấm và chống cháy tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật liệu xanh. Hơn nữa, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế và bảo vệ môi trường. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn", thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An nhận xét.

Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.