Khơi dậy niềm tự hào từ âm nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Nói đến thịnh vượng trước hết là nói đến đời sống tinh thần. Hình như trên con đường đi lên của mình, Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có 2 tay vịn, một tay vịn vào những người đại biểu Nhân dân, còn tay kia vịn vào âm nhạc”-nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết vậy trong lời bạt của tuyển tập nhạc “Gia Lai-Miền đất hào hùng” ấn hành năm 1998. Tìm lại những tuyển tập các ca khúc về vùng đất cao nguyên xuất bản từ sau năm 1975 đến nay mới thấy nhận định trên có điểm tựa rất vững vàng, từ đó khơi lên niềm tự hào về vùng đất nơi ta đang sinh sống.
1. Cầm trên tay tuyển tập “Lời xanh cao nguyên” được lưu trữ tại Thư viện tỉnh, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai-xác nhận: Đây là tập nhạc đầu tiên do Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum ấn hành sau năm 1975. Tập nhạc chỉ có 11 ca khúc, hình thức còn đơn sơ nhưng gợi thật nhiều xúc cảm. 
Nói đơn sơ là bởi tập sách được thực hiện hoàn toàn thủ công bằng hình thức chép tay, in ronéo với số lượng 500 cuốn. Đây là tuyển tập nhiều ca khúc lấy cảm hứng sáng tác từ vùng đất cao nguyên của các nhạc sĩ nổi tiếng: Khúc hát em bay xa (Văn Chừng-Tuấn Kiệt), Xuân về buôn em (Kpă Ylăng), Tình yêu Đam San (An Thuyên)… “Đất nước mình bao nhiêu năm chiến tranh/Nhưng lời hát có bao giờ vàng úa?”-câu hát ấy trong bài “Lời xanh cao nguyên” của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa đã cho thấy tinh thần yêu văn nghệ của người dân cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng. Vào thời kỳ trước đổi mới, cuộc sống còn rất chật vật, tập nhạc ra đời năm 1982 là cả một nỗ lực lớn. 
Người thực hiện phần chép nhạc với từng dòng đều tăm tắp như chữ in là ông Nguyễn Viết Huy, khi đó công tác tại Phòng Văn nghệ (Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum), hiện là Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Kon Tum. Từng trình bày rất nhiều sách nhưng đến giờ, ông Huy vẫn nhớ một số chi tiết về tập nhạc “Lời xanh cao nguyên”. Ông hồi tưởng: “Thời ấy, còn khó khăn nên phải rất công phu mới ra được tập sách đó. Chỉ riêng phần chép nhạc trên giấy stencil (còn gọi là giấy sáp) đã mất khoảng 1 tháng. Chưa có máy in nên phải dùng máy quay tay (quay ronéo), bản in chỉ có 2 màu đen-trắng. Riêng phần bìa được ưu tiên in typo nên mới có màu”. 
2 trong số 5 tuyển tập nhạc về Gia Lai được ấn hành từ năm 1975 đến nay. Ảnh: Phương Duyên
2 trong số 5 tuyển tập nhạc về Gia Lai được ấn hành từ năm 1975 đến nay. Ảnh: Phương Duyên
2. Trò chuyện cùng chúng tôi, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan cho biết thêm: Từ năm 1975 đến 1998, Sở Văn hóa-Thông tin đã ấn hành 5 tuyển tập nhạc gồm: “Lời xanh cao nguyên” (1982), “Mưa cao nguyên” (1984), “Âm vang cao nguyên” (1991), “Đêm trăng cao nguyên” (1992) và “Gia Lai-Miền đất hào hùng” (1998). Vài năm sau, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh lần lượt ra mắt 2 đĩa nhạc gồm “Nhịp điệu Gia Lai” và “Giọt nắng trên cao nguyên”. 
Đặc biệt, năm 1983, Giám đốc Sở khi ấy là ông Trịnh Kim Sung đã mời rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng cả nước vào Gia Lai sáng tác gồm: Thuận Yến, Hoàng Vân, Huy Thục, Tân Huyền, Trọng Loan, Xuân Giao, Trần Chung, Vũ Thanh… Đó là cơ sở để tập nhạc “Mưa cao nguyên” ra mắt năm 1984 với nhiều ca khúc hay như: Mưa cao nguyên (Xuân Giao), Gặp gỡ cao nguyên (Trần Chung), Bên hồ cao nguyên, Hát giữa đêm trăng Chư Prông (Vũ Thanh)… Năm 1990, thời kỳ ông Phan Đức Luận làm Giám đốc Sở cũng mời những cái tên nức tiếng của làng âm nhạc như: Tân Huyền, Huy Thục, Minh Khang, Vũ Thanh… về Gia Lai tìm cảm hứng sáng tác. Một năm sau đó, tập nhạc “Âm vang cao nguyên” ra đời với những ca khúc đi vào lòng người: Ơi cô gái Ayun Pa, Ơi em cô gái nông trường (Minh Khang), Chiều Chư A Thai (Vũ Thanh)… “Hồi đó, cuộc sống còn vất vả, anh em nhạc sĩ đi thực tế chủ yếu được các công ty cao su đứng chân trên địa bàn “nuôi”. Thù lao thì đơn giản thôi, khi về mỗi người được gửi tặng 700 đồng, tương đương 1 tháng lương của công chức, viên chức thời bấy giờ”-nhạc sĩ Lê Xuân Hoan nhớ lại.
Trình làng gần đây nhất là tuyển tập nhạc “Gia Lai-Miền đất hào hùng”. Lật giở từng trang sách xuất bản cách đây đã 23 năm, có thể nhận thấy đến giờ nhiều bài hát vẫn “sống” thật lâu trong lòng người yêu nhạc như: Bác Hồ trong lòng dân Tây Nguyên (Văn Chừng, Tuấn Kiệt), Đêm xoang Tây Nguyên (Văn Chừng-Đào Phong Lan), Mặt trời trắng-cao nguyên xanh (Ngọc Minh), Krông Pa, ơi Krông Pa (Văn Chừng), Pleiku thân yêu (Ngọc Tường-Tuấn Kiệt)…
Kết thúc buổi chuyện trò, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chân tình chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng từng có ý định thực hiện 1 tập sách tuyển chọn những ca khúc nổi tiếng về Gia Lai nhưng gặp khó về kinh phí. Tới đây, tôi sẽ tiếp tục tham mưu để ra 1 tập nhạc dày dặn, qua đó, quảng bá về âm nhạc, hình ảnh của đất và người Gia Lai”.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.