Khoe con học giỏi, coi chừng lạm phát điểm 10 và giấy khen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trên mạng xã hội và báo chí đang nổi lên những cuộc tranh cãi về tình trạng khoe con học giỏi.
Nhiều phụ huynh có thói quen khoe con trên mạng xã hội. Ảnh: Đỗ Vi

Nhiều phụ huynh có thói quen khoe con trên mạng xã hội. Ảnh: Đỗ Vi

Đây là "hiện tượng xã hội", xuất hiện mỗi khi kết thúc năm học. Người thì đưa giấy khen con mình là học sinh giỏi, xuất sắc, người thì đưa bảng điểm nhiều điểm 10 của con mình lên để giới thiệu thành tích học tập cao.

Con học giỏi, cha mẹ mừng là chuyện bình thường.

Trên mạng xã hội, người ta khoe nhan sắc, nhà cửa, xe hơi, áo quần và nhiều thứ khác, đôi khi chỉ để cho vui vẻ thôi cũng là chuyện bình thường.

Ngày con kết thúc năm học, đưa một vài hình ảnh của con mình như đánh dấu một kỷ niệm, một bước trưởng thành trong học tập của con cái, thể hiện niềm vui của gia đình, đó cũng là chuyện bình thường.

Chuyện không bình thường chính là xem thành tích của con cái như là vật trang sức cho cha mẹ, thậm chí tưởng nhầm những giấy khen, điểm 10 đó là giá trị khẳng định con mình là xuất sắc, là thần đồng.

Xin thưa là nhầm to.

Một lớp học vài chục em thì đến 70 - 80% (thậm chí có lớp gần như tuyệt đối) là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Bệnh thành tích không cho phép một lớp có nhiều học sinh kém hơn học sinh giỏi và xuất sắc.

Nhìn vào bảng điểm của học sinh bây giờ, điểm 9, điểm 10 là chủ yếu, bệnh thành tích không cho phép có học sinh học kém.

Vậy thì, giấy khen học sinh giỏi, học sinh xuất sắc và bảng điểm 10 của con mình chẳng có giá trị gì ghê gớm. Ai cũng tưởng chỉ con mình học giỏi, nhiều điểm 10, nhưng thực ra, đa số học sinh đều như vậy, chẳng có gì giỏi và xuất sắc.

Khoe con với niềm tin "mãnh liệt" rằng con mình giỏi hoặc xuất sắc có hại cho đứa trẻ hơn là sự động viên tinh thần như nhiều phụ huynh suy nghĩ.

Thứ nhất, có thể làm cho con mình cũng bị "hoang tưởng" rằng bản thân xuất sắc như cha mẹ các em đã "hoang tưởng". Điều này rất nguy hiểm, vì khi các em đã tự cho mình xuất sắc thực rồi thì cần gì học nữa.

Nếu không bị bệnh "hoang tưởng" thì số khác có thể bị áp lực, lo lắng sẽ không tiếp tục xuất sắc như kỳ vọng của cha mẹ, để cho cha mẹ không có gì để khoe, để tự hào về mình. Có thể vì quá áp lực mà rơi vào trầm cảm.

Đưa thành tích học tập của con cái với ý khoe khoang cũng là tập cho con mình thói khoe khoang, đương nhiên điều này là không tốt.

Trước kết quả học tập của con, dù ở mức độ nào, chỉ cần những lời động viên, khen ngợi với gửi gắm mong ước con cố gắng để trưởng thành là chừng mực nhất.

Tốt hơn nữa, phải cho con cái thấy rằng, những tờ giấy khen xuất sắc, những bảng điểm 10 đều tăm tắp kia chỉ là chuyện bình thường. Hãy quên những thành tích đó đi, để sẵn sàng cho những thứ đang chờ đợi con ở phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).