Khoảng xanh mơ ước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mảnh đất gần 2 sào ấy có thảm mặt toàn cỏ lông heo. Sự hiện diện của loại thực vật này cho tôi biết rằng bên dưới là một kiểu đất rất xấu. Ngoài ra, rải rác vài bụi cỏ lào, không một bóng cây tự nhiên nào sống được. Gia đình tôi quyết định rời phố về ngụ cư ở ngoại ô thành phố, trên mảnh đất khô cằn này những mong tìm một không gian trong lành, an tĩnh khi tuổi tác đã qua phần dốc bên kia của cuộc đời. Vậy nên chúng tôi bắt tay cải tạo không gian sống cho tổ ấm của mình.
Dân kinh doanh chuyên cung cấp cây trồng rất nhanh nhạy. Họ tìm đến khi vừa thấy tôi mở móng nhà để tiếp thị các loài theo nhu cầu, từ bằng lăng, thông thế, sưa đem từ rừng về đến osaka, sa kê, móng bò... ngoại nhập. Tất cả đều thuộc hàng cổ thụ, bảo hành đến 1 năm, cây không sống thì 1 đổi 1.
Nhưng tôi không thích dạng “di thực” này. Vậy là, bỏ công tự mình chọn loài và tự trồng từ cây giống 1 năm tuổi có chiều cao trên dưới 1 m. Phía trước nhà là một khoảng đủ rộng để có sự hiện diện của hơn chục cây bóng mát với thông ba lá, osaka, sake, sơ ri Gò Công và mận An Phước, xen lẫn kha khá hoa các loại, cũng chỉ là các loại phổ biến, không tốn kém; riêng hoa hồng hơi tốn công sưu tầm và chấp nhận bỏ ra ít nhiều chi phí. Phía sau là vài chục cây ăn quả, đủ loại như: xoài, ổi, hồng xiêm, sầu riêng, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, mít… Mảnh vườn này dành cho con cháu mỗi lần về, bạn bè đến chơi có thêm khoảng không gian trong lành, yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui vầy chứ chẳng vì mục đích kinh doanh.
Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn
Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn
Vào việc rồi mới thấy không hề đơn giản chút nào. Trên cái nền đất đỏ bazan đã bạc màu ấy, để cây cối nhà mình phát triển bằng chị bằng em như mong muốn cũng kỳ công lắm. Gần như phải thay vài tấc lớp đất mặt tại chỗ đã không còn khả năng giữ nước, mới tưới ban sớm đến trưa đã khô khốc nứt toác, phân hữu cơ 4 lần/năm và gia giảm NPK vô cơ lẫn vi lượng đều đặn.
Cây tăng trưởng như ý, cành lá mơn mởn là bắt đầu đối đầu sâu bệnh, cây nào sâu nấy, mùa nào bệnh nấy. Trông cái cảnh mấy cây xoài đang đâm chồi nẩy lộc đỏ quạnh đầu nhánh, qua một đêm trụi lủi trơ cuống, khi điều kiện thời tiết phù hợp, nấm bệnh đủ loại tấn công làm xơ xác mấy bụi hồng mà xót xa, lại phải quyết định cầu viện các loại thuốc bảo vệ thực vật, thứ mà tôi cố gắng để không phải sử dụng chúng.
Để trồng được 1 cây, chăm sóc, bảo vệ, nâng niu cho đến lúc trưởng thành là một kỳ công. Chợt nghĩ đến những cánh rừng đại ngàn hùng vĩ, những đồi hoa vàng rực màu được thiên nhiên nuôi dưỡng, con người chẳng bỏ chút công... sao không biết gìn giữ cho đời sau.
Ba năm vui thú điền viên là từng ấy thời gian tôi túc tắc chăm sóc, nâng niu từng gốc cây. Thông ba lá và mít là hai loài ít đỏng đảnh nhất, lớn nhanh, sau 3 năm đã cao 7-8 m, tô nhanh sắc xanh cho khu vườn. Khá nhiều bạn bè sau 3 năm ghé lại đã dành cho tôi sự trầm trồ qua những đổi thay này, đó là một niềm vui đối với một người rất yêu quý, trân trọng sắc xanh của lá, của cây...
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.