Khoan thư sức dân, những gợi ý từ Hà Tĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại Hà Tĩnh, thời gian qua đã có một số chính sách, quyết sách có tác dụng “khoan thư sức dân”, giảm chi phí cho dân, hỗ trợ người nghèo.

 

Quỹ Ảnh: TT.


Cụ thể, vào tháng 8.2021, địa phương đã xây dựng, thành lập Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào Đại học”, sau 2 tháng đã huy động được nguồn kinh phí 13 tỉ đồng.

Theo quy chế hoạt động của Quỹ, mức hỗ trợ với sinh viên học đại học ngành Y là 2,5 triệu đồng/tháng. Học sinh học các trường đại học thuộc khối Công an, Quân sự, Biên phòng đã được nhà nước cấp kinh phí, sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/tháng.

Học sinh học tại các trường đại học khác hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng, thời gian hỗ trợ tương ứng thời gian học tập, đào tạo của các chuyên ngành.

Việc ra đời của Quỹ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần chắp cánh ước mơ cho những học sinh khó khăn, học giỏi phát huy tài năng lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Trong thời kỳ đầu dịch bệnh khẩn cấp, xảy ra tình trạng loạn giá xét nghiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản quy định giới hạn tối đa mỗi lần xét nghiệm nhanh tầm soát COVID-19 tại các cơ sở y tế là 150 nghìn/lần, thiếu bao nhiêu ngân sách xem xét cân đối.

Trong khi các địa phương khác có nơi thu lên đến 300 - 400 nghìn/lần, làm dân nghèo, công nhân, lao động hết sức khó khăn. Với quy định giá trần tối đa cho kĩ thuật xét nghiệm nhanh nói trên, người dân Hà Tĩnh đã giảm được chi phí rất lớn, đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh dịch bệnh vất vả.

Cuối năm 2021, trong khi giáo viên nhiều nơi bức xúc vì phải nộp khoảng 2,3 triệu/người để học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chính sách miễn phí đào tạo cho toàn bộ giáo viên có nhu cầu.

Cụ thể, ngân sách tỉnh sẽ cấp kinh phí đào tạo cho Trường Đại học Hà Tĩnh, không thu từ giáo viên. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh là chia sẻ với đội ngũ giáo viên còn nhiều khó khăn, trong khi địa phương đã có trường Đại học được ngân sách tỉnh cấp kinh phí hoạt động có chức năng đào tạo nghề sư phạm.

Thiết nghĩ, những việc làm đem lại lợi ích thiết thực, giảm gánh nặng chi trả cho dân là xây dựng nền tảng vững chắc cho quốc gia, cần được trân trọng, khuyến khích nhân rộng. Vấn đề là lãnh đạo có tầm nhìn, tâm huyết và quyết tâm thực hiện.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khoan-thu-suc-dan-nhung-goi-y-tu-ha-tinh-991164.ldo

Theo QUANG ĐẠI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.