Khoai lang rất bổ dưỡng, nhưng có nên ăn cả vỏ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoai lang rất bổ dưỡng và có thể ăn vào nhiều thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, vỏ của khoai lang hiếm khi được mọi người giữ lại, vì cho rằng nó không sạch và không tốt cho sức khỏe.

Dù vậy, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), vỏ khoai lang có thể ăn được và nếu bạn vứt bỏ phần vỏ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội hấp thụ nhiều dưỡng chất có trong phần vỏ này.

Dinh dưỡng trong vỏ khoai lang

Vỏ khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo đó, một củ khoai lang cỡ trung bình (146 g) còn nguyên vỏ cung cấp 130 calories, 3 g chất đạm, vitamin A, vitamin C cùng kali.

Khoai lang rất bổ dưỡng và có thể ăn vào nhiều thời điểm trong ngày





Khoai lang rất bổ dưỡng và có thể ăn vào nhiều thời điểm trong ngày

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu là từ vỏ. Vì vậy, loại bỏ phần vỏ sẽ làm giảm lượng chất xơ đáng kể trong khoai lang. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và giúp kiểm soát lượng đường, cholesterol trong máu.

Khoai lang có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta carotene, axit chlorogen, vitamin C và E. Hơn nữa, khoai lang tím còn có chất chống oxy hóa anthocyanin. Những chất chống oxy hóa này giúp ngừa tổn thương tế bào, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Vì chất chống oxy hóa tập trung ở phần vỏ và ngay bên dưới vỏ, nên ăn vỏ khoai lang có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, theo Healthline.

Ăn vỏ khoai lang có an toàn không?

Vỏ khoai lang an toàn đối với sức khỏe và có thể ăn được. Tuy nhiên, vì khoai lang là củ và mọc dưới đất nên người dùng phải rửa sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu hoặc các dị vật.

Theo đó, để rửa sạch vỏ khoai lang, bạn nên để khoai dưới vòi nước chảy, dùng dụng cụ rửa rau củ để chà xát giúp loại bỏ bụi bẩn.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...