Khi "vua" truyền thần gác cọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua thăng trầm lịch sử, diện mạo của Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn có sự đóng góp từ bao bàn tay tài hoa. Tuy vậy, có những nghề đã không trụ lại được trước quy luật nghiệt ngã của cuộc sống.
Tôi gặp họa sĩ Bạch Ngọc (số 58, đường Thống Nhất, TP. Pleiku) để hỏi về nghề vẽ truyền thần. Ông kể: Năm 1961, khi rời Huế lên Pleiku vẽ bảng hiệu quảng cáo thì chưa thấy ai làm truyền thần. Khi đó, tại Pleiku chỉ mới có tiệm vẽ ở đường Phan Bội Châu của ông Dương Kiết Vinh-người truyền nghề cho ông Võ Công Hòa, chủ tiệm vẽ Sống (35 Lê Lợi, TP. Pleiku) sau này.
Sinh năm 1944, ông Nguyễn Quốc Bằng quê ở Huế, hiện cư trú tại số 135 Hùng Vương (TP. Pleiku), nơi hàng chục năm trước được biết đến là Nhà vẽ Quốc Bằng nổi tiếng. Theo lời kể, ông học vẽ sau khi đã hoàn thành chương trình đệ tứ (tương đương lớp 9 ngày nay), ở tuổi 18. Ông theo ông Quốc Long đến Quy Nhơn vẽ vài năm rồi lên An Khê lập nghiệp vào năm 1966. Khi đó, An Khê là nơi đồn trú của vô số lính Mỹ. Để hành nghề, các ông thuê một căn nhà nhỏ trước khu vực trung tâm giải trí của Mỹ.
Ngày đó, vẽ truyền thần có thể sống được vì lính Mỹ rất đông, nhiều người có máy ảnh nhưng nhu cầu vẽ thủ công cao, lại không đòi hỏi cầu kỳ. Lính Mỹ thường ra ngoài trại đi chơi, giặt ủi, mua sắm mỗi tuần một vài lần. Mỗi bức vẽ có giá 7 USD. So với 1 lon Coca hoặc 1 gói thuốc lá giá chỉ 3 xu, giá vàng 50 USD/lượng, mỗi ngày vẽ được 3-4 tranh thì đây là thu nhập khá. Hồi ấy, An Khê có đến dăm sáu tiệm vẽ (bảng hiệu và truyền thần) nhưng tất cả đều đủ việc làm. Thời gian này, các ông Bạch Ngọc, Dương Kiết Vinh và nhiều người khác nữa đều đến đây tạm cư để vẽ.
Năm 1972, ông Bằng rời An Khê lên Pleiku tiếp tục nghề truyền thần của mình. Mỗi ngày, ông nhận được khá nhiều ảnh cưới, ảnh kỷ niệm và nhất là ảnh thờ để vẽ. Ngày đó, giấy gai đặc chủng Roki, Canson của Pháp có thể dễ dàng mua nhiều cuộn (rộng 1 m, dài 10 m) một lúc để vẽ dần. Mực vẽ (thường gọi là xốt/saute) cũng rất sẵn, bên cạnh đồ nghề đơn giản là bút lông, kính lúp và bông gòn, giá vẽ… Sau 1975, công việc của ông Bằng cũng như nhiều tiệm vẽ khác vẫn được duy trì, khách không chỉ ở Pleiku mà còn đến từ các huyện trong tỉnh.
Ông Nguyễn Quốc Bằng và bức chân dung tự họa, năm 1973. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ông Nguyễn Quốc Bằng và bức chân dung tự họa, năm 1973. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ông Bằng chia sẻ, nghề truyền thần đòi hỏi sự nhạy cảm và tính kiên nhẫn. Ở ta, gọi chung truyền thần nhưng chủ yếu vẫn là truyền ảnh. Kiểu người ngồi làm mẫu để vẽ trực tiếp không nhiều, mà phần lớn là nhìn ảnh vẽ lại. Do đó, nếu ảnh mờ hoặc rách nát thì công chắp nối, dựng lại hình của người vẽ rất lớn. Vẽ cho giống đã khó nhưng truyền được thần thái của người trong ảnh sang tranh còn khó hơn nhiều. Khóe miệng, cánh mũi, đôi mắt, lông mày hay một nếp nhăn trên gương mặt nhân vật đôi khi quyết định sự thành công hoặc thất bại của tác phẩm.
Mấy chục năm làm truyền thần, ông Bằng có nhiều kỷ niệm. Theo ông, người Việt chủ yếu truyền thần tranh đen trắng để thờ. Có người cẩn thận, chụp ảnh rồi vẽ trước nhiều năm, lại có trường hợp, khi người thân nằm xuống mới cầm chứng minh thư ra tiệm nhờ vẽ. Không ít khách đưa ra yêu cầu rất khó: Vẽ ông bà hoặc cha mẹ họ mà không có hình mẫu.
Ông Bằng tâm sự: “Mình làm nghề thì phải chiều khách. Hơn nữa, trong hoàn cảnh ấy, trước tấm lòng của họ với người thân, kiểu gì rồi mình cũng vẽ. Ảnh chứng minh thư chụp trước đã vài ba chục năm, nay vẽ cho người mới mất thì phải tưởng tượng mà làm cho gương mặt già đi. Không có ảnh gốc thì yêu cầu khách cho biết nhân vật của mình giống ai trong gia đình rồi phác thảo và vẽ”.
Truyền thần là công việc sáng tạo. So sánh với nhiếp ảnh, ông Bằng cho rằng: Ảnh chụp xong là kết thúc một quá trình, còn vẽ chân dung thì khi ấy mới bắt đầu. Sự gia giảm độ sáng tối, bố cục lại tác phẩm, đặc biệt là nhấn mạnh hoặc làm nhẹ một vài chi tiết trong tranh là tất nhiên. Có nhiều khách thích vẽ tranh thờ, trong đó cha mẹ, ông bà họ mang khăn đóng áo dài, lại có người thích thân nhân mình mang đồ Âu hoặc ngồi bên bàn trà sang trọng, trên tường có đồng hồ Tây...
Sau một đỗi trầm ngâm, ông Bằng nhẹ nhàng kể tiếp: Từ sau năm 1998, khách truyền thần ít dần. Đến tầm năm 2000 thì vắng hẳn. Hết khách là do công nghệ chỉnh sửa, in ấn hình ảnh ngày càng tiện lợi và phổ biến. Trước kia, Tết đến, các gia đình mới có cơ hội chụp hình, giờ thì khác. Ảnh cũ muốn làm hình thờ, chỉ việc scan rồi đưa vào phần mềm photoshop chỉnh sửa, in ra là xong. Nhanh-gọn-rẻ, gần như ai cũng làm được nên truyền thần bị cho “ra rìa” là phải. Từ dạo thất nghiệp, tôi dẹp giá vẽ lại để vợ con có nơi buôn bán. Nhiều lúc cũng nhớ nghề nhưng mình đã gần 80 tuổi rồi!
Chia tay ông Bằng, tôi cứ mãi nghĩ về một lớp người tài hoa. Họ đã mang đến miền đất này những sắc màu riêng. Rồi khi cảm thấy công việc ấy không còn cần đến mình nữa thì lặng lẽ rút lui, nhường chỗ cho cái mới mà không hề ca thán. Nhưng rồi, tôi cũng chợt băn khoăn: Nếu như, nhu cầu truyền thần trở lại thì ai sẽ đảm đương công việc này?
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.