Khi học sinh vùng sâu hiểu được tầm quan trọng của rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường” do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai tổ chức mới đây tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS  Đak Rong (huyện Kbang) đã giúp học sinh hiểu thêm về công tác quản lý, bảo vệ rừng; ý nghĩa, tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).



Với cách tiếp cận gần gũi, đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã chuyển tải đến học sinh về ý nghĩa, vai trò, giá trị của rừng đối với cuộc sống; trách nhiệm của các em đối với công tác gìn giữ, bảo vệ rừng; lợi ích, tác động của chính sách chi trả DVMTR mang lại cho các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo sống gần rừng. Những câu hỏi như: Rừng có những lợi ích gì? Rừng có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Cây xanh có tác dụng gì? Chúng ta phải làm gì để gìn giữ, bảo vệ rừng?… được các em học sinh hào hứng giơ tay giành quyền trả lời. Các trò chơi ở phần “hỏi-đáp-nhận quà” liên quan đến hiểu biết của học sinh về rừng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng khiến cho không khí buổi ngoại khóa càng thêm sôi động.

 Tiểu phẩm “Ước mơ của cây rừng” được các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Đak Rong thể hiện. Ảnh: M.N
Tiểu phẩm “Ước mơ của cây rừng” được các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Đak Rong thể hiện. Ảnh: M.N


Dịp này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai đã trao 200 phần quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho học sinh của trường, đồng thời trao 18 suất học bổng (mỗi suất 500 ngàn đồng) cho học sinh vượt khó học giỏi.

Các tiểu phẩm như: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính bạn”, “Ước mơ của cây rừng” mang thông điệp cần chung tay bảo vệ rừng; tích cực vận động mọi người trồng cây gây rừng và có các biện pháp bảo vệ rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá, đốt rừng, nạn săn bắn động vật hoang dã, hủy hoại môi trường sống của muông thú... được các em học sinh cổ vũ nhiệt tình.

Em Nguyễn Khánh Huyền (lớp 8, nhà ở thôn Suối U) cho biết: Trước khi tham gia buổi ngoại khóa này, em và các bạn dành nhiều thời gian tập luyện, chuẩn bị tiểu phẩm “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính bạn”. Huyền chia sẻ: “Thông điệp chúng em muốn chuyển tải là mọi người dừng ngay việc chặt phá rừng, vì bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của muôn loài, trong đó có con người”.

Em Đinh Thị Óp (lớp 7A, nhà ở làng Kon Lốk 2) cho hay: “Qua lời giảng của thầy cô và những kiến thức tiếp thu được tại buổi ngoại khóa đã giúp em hiểu biết hơn về lợi ích của rừng. Em sẽ cố gắng truyền đạt lại cho gia đình và dân làng để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng, bởi rừng mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của chúng ta”.

Trao đổi với P.V, thầy Nguyễn Anh Tuấn-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Đak Rong-cho biết: Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc lồng ghép vào chương trình học những buổi ngoại khóa để tuyên truyền, giáo dục cho các em giá trị của rừng đối với cuộc sống; trách nhiệm của học sinh đối với công tác bảo vệ rừng. Qua chương trình ngoại khóa, các em sẽ góp phần tuyên truyền cho người thân trong gia đình, vận động dân làng không phá rừng làm rẫy, chung sức bảo vệ rừng.

Theo ông Lương Đình Trọng-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, ngoài việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhiệm vụ của đơn vị là đẩy mạnh tuyên truyền để chính sách chi trả DVMTR đi vào thực tiễn. Chương trình ngoại khóa không những giúp học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các em trong việc chung tay cùng cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, giá trị của chính sách chi trả DVMTR có tác động trực tiếp đến bà con vùng sâu, vùng xa, sống gần rừng, giúp có thêm thu nhập cải thiện sinh kế từ việc tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.

“Công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn liền với chính sách chi trả DVMTR. Nếu các em học sinh có ý thức bảo vệ rừng, chuyển tải thông điệp này đến với người thân thì nhận thức của cả cộng đồng nơi các em sinh sống được nâng lên, môi trường sinh thái dần được cải thiện. Mong rằng trong thời gian tới, thầy-cô giáo và các em học sinh tiếp tục đồng hành với đơn vị trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng cũng như thực thi chính sách chi trả DVMTR tốt hơn”-ông Trọng nhấn mạnh.
 

 MINH NGUYỄN


 

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.