Khi du khách đông trở lại...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông tin rất đáng mừng từ Tổng cục Du lịch: Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công suất hoạt động khách sạn có lúc tụt xuống ở mức chỉ đạt khoảng 10% do thưa vắng du khách, song ở thời điểm này đã tăng khoảng 50% và dự báo còn cao hơn trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới.

Vào các dịp lễ, Tết, số lượng du khách tăng, phòng nghỉ kín chỗ vốn là chuyện thường thấy ở các vùng trọng điểm du lịch của nước ta nhiều năm qua, trừ thời điểm từ khi có dịch Covid-19 đến nay. Đại dịch xảy ra, nhiều khu nghỉ dưỡng ế ẩm đến độ đã phải tính đến việc đóng cửa, bán cơ sở; nhiều dịch vụ liên quan cũng phải thu gọn, thậm chí "ngủ đông".

Sau những hỗ trợ từ phía nhà nước và nỗ lực từ chính bản thân các doanh nghiệp, hiệp hội... trong ngành du lịch, nay đã thấy rõ lĩnh vực này đang có nhiều tín hiệu hồi phục bằng những con số cụ thể. Thậm chí, Quảng Nam còn gấp rút hoàn chỉnh phương án đăng ký với Chính phủ để tỉnh này thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam du lịch an toàn.

Những động thái như thế cho thấy đã có một sự tự tin cần thiết từ phía các địa phương cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Du lịch mà khá lên thì kéo theo hàng loạt ngành nghề khác sẽ sống lại. Nhiều địa phương vì thế đang xem du lịch là trọng tâm để hồi phục kinh tế.

Tuy nhiên, với những diễn biến của dịch Covid-19 trên thế giới những ngày qua thì không thể chủ quan. Với khu vực Đông Nam Á, theo bản tin sáng 20-4 của Bộ Y tế thì những nước như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia... đều tăng số ca mắc Covid-19 trong ngày 19-4.

Du lịch dần sống lại là điều rất đáng mừng. Đặc biệt, dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 sắp tới đang hứa hẹn sẽ như một "liều thuốc bổ" rất tốt cho du lịch. Song, du lịch chỉ sôi động khi có số lượng du khách tăng cao. Mà du khách đông thì sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Trong khi đó, nếu địa phương lơi lỏng, không bảo đảm an toàn thì ít du khách nào dám đến?

Nói như thế là bởi chúng ta không lạ gì cảnh biển người chen chúc ngay giữa thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, như ở khu du lịch tâm linh Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) vào giữa tháng 3-2021 vừa qua, bất chấp khuyến cáo 5K của ngành y tế. Rồi chuyện người nhập cảnh trái phép xảy ra ở nhiều nơi...

Vì thế, đòi hỏi các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương... phải cùng nhau chung tay để chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh mọi lúc, mọi nơi, từng ngày, từng giờ mới bảo đảm an toàn cho du khách; từ đó tạo đà giúp ngành du lịch tiếp tục vực dậy ngay chính trong diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các địa phương hay doanh nghiệp du lịch nào có giải pháp gì an toàn, thuyết phục, hiệu quả giúp kéo được du khách đến và giữ được chân du khách thì cần làm ngay!

 

Theo Lương Duy Cường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.