Khi con robot cũng biết "chặt chém" bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với việc nâng khống giá gấp 4 lần, cứ mỗi ca mổ sọ não, con robot Rosa “làm thịt” 16,5 triệu đồng của bệnh nhân. Ăn, đúng là không từ một ai. Nhưng chẳng lạ, khi xã hội hoá y tế từng chứng kiến cả chuyện nhà xác cũng lỗ chổng vó.

 

Con robot mà BMS nhập về đang chỉ ra những lỗ hổng kiểm soát: thổi giá 4 lần, “ăn” đến mức độ “chặt chém” bệnh nhân trong suốt nhiều năm. Ảnh: TTT
Con robot mà BMS nhập về đang chỉ ra những lỗ hổng kiểm soát: thổi giá 4 lần, “ăn” đến mức độ “chặt chém” bệnh nhân trong suốt nhiều năm. Ảnh: TTT


“Làm gì có ai đi mặc cả giá nhà xác mà nhà xác cũng lỗ vốn, tôi không thể hiểu nổi kiểu hợp tác này”?!

Ngoặc kép là lời ông Hà Hào Hiệp, nguyên Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế. Đó là năm 2013, khi Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn tiến hành xã hội hoá một số dịch vụ y tế với những hợp đồng theo kiểu có cái gì bất lợi nhất thì ôm về mình.

Thế là sinh ra chuyện bệnh nhân thì nghìn nghịt, nhưng nguồn thu lại cực kỳ eo hẹp. Đời sống các y bác sĩ thuộc vào loại “thấp nhất ở Hà Nội”.

Những lằng nhằng trong việc xã hội hoá khi ấy khiến có lúc bệnh viện cho “đắp chiếu” các thiết bị của đơn vị liên kết đầu tư. Còn bệnh nhân đến đây cấp cứu thì được đưa lên xe đi chụp chiếu, chẩn đoán hình ảnh ở BV khác.

Nói về sự vô lý của các hợp đồng hợp tác xã hội hoá, thì đấy, vị nguyên Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế đã bảo rồi: Làm gì có ai đi mặc cả giá nhà xác mà nhà xác cũng lỗ vốn.

Năm đó, báo chí cũng vô số lần phản ánh tình trạng “máy (móc) nhà nước” thì đắp chiếu trong khi “máy xã hội hoá”, với tiền dịch vụ thu cao, thu liền tay, thì làm việc thậm chí xuyên đêm luôn.

Từ cái nhà xác lỗ chổng vó ngót 10 năm trước cho đến con robot bị thổi giá 4 lần, mỗi ca mổ “làm thịt” tới 16,5 triệu đồng của những bệnh nhân thuộc diện thập tử nhất sinh dường như có điểm chung là mặt trái của xã hội hoá y tế. Một chủ trương đáng lẽ là rất tốt đẹp, chẳng những giải quyết vấn đề “tiền đâu” cho đầu tư y tế mà còn mang về những thiết bị y tế tân tiến nhất phục vụ người bệnh.

Đã có những câu hỏi đặt ra là còn bao nhiêu? Còn những gì? Còn ở đâu? Còn đến bao nhiêu? Câu hỏi ấy đúng. Công an đang thu thập hồ sơ mua sắm thiết bị ở Bệnh viện Tim, Bệnh viện Thanh Nhàn rồi. Án thổi giá được khởi tố ở khắp các địa phương. Nguyên giám đốc CDC Hà Nội cũng sắp ra toà rồi.

Nhưng câu hỏi cần thiết phải là làm thế nào để xã hội hoá y tế không bị lợi dụng.

Con robot kia chẳng phải đã tha hoá một anh hùng lao động, một chuyên gia y tế đầu ngành, một người thầy?!

Con robot kia chẳng phải đã vô hiệu hoá quy định về thẩm định giá tưởng chặt chẽ?!

Con robot chẳng phải cũng đã chỉ ra những lỗ hổng kiểm soát, khi mà thổi giá 4 lần, “ăn” đến mức độ “chặt chém” bệnh nhân mà không ai phát hiện?!

Và trước con robot, sự vô lý từ cái nhà xác cũng lỗ đã được đặt ra ngót chục năm rồi cơ mà.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khi-con-robot-cung-biet-chat-chem-benh-nhan-901511.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.