Khánh thành công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) vừa khánh thành nhân dịp 100 năm ngày sinh của nhà thơ với tổng kinh phí 25 tỉ đồng.

Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu được khánh thành sáng 2-10 - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu được khánh thành sáng 2-10 - Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Ngày 2-10, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên Huế tổ chức khánh thành Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020).

Đến dự lễ có ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương. cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, gia đình nhà thơ Tố Hữu và nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Công trình được xây dựng tại khu vườn mà thuở thiếu thời nhà thơ Tố Hữu sinh sống tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công trình có quy mô gồm nhà thờ 70m2, gồm 1 gian 2 chái; nhà trưng bày 250m2, mặt bằng bố trí không gian chính là nơi trưng bày các hiện vật của nhà thơ Tố Hữu và phòng lễ tân, nhà kho, phòng vệ sinh, sảnh chính rộng 24m, chòi nghỉ, nhà dịch vụ, bến nước, cây xanh, tuyến kè sông Bồ. Công trình có tổng mức đầu tư 25 tỉ đồng.

 

Các đại biểu cắt băng khánh thành công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Các đại biểu cắt băng khánh thành công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu - Ảnh: PHƯỚC TUẦN


Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tri ân những cống hiến và đóng góp to lớn của nhà thơ Tố Hữu cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước và nền thơ ca cách mạng Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau.

Công trình cũng giúp hình thành thiết chế văn hóa mới phục vụ cộng đồng, tạo điểm tham quan du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


 

 Người dân tham quan khu lưu niệm cuộc đời nhà thơ Tố Hữu - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Người dân tham quan khu lưu niệm cuộc đời nhà thơ Tố Hữu - Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh công trình là tình cảm, ước nguyện thiết tha của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng.

Bên cạnh di tích Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chúng ta có thêm một công trình văn hóa có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về tấm gương cách mạng sáng ngời của nhà thơ Tố Hữu cho thế hệ hôm nay và mai sau; góp phần tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống văn hóa, cách mạng quê hương Quảng Điền, quê hương Thừa Thiên Huế.

Cũng trong ngày 2-10, lãnh đạo Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tố Hữu, tổ chức lễ phát hành bộ tem bộ tem bưu chính nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Theo PHƯỚC TUẦN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.