Khẳng định vị thế tranh Việt trên sàn quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà đấu giá tranh danh tiếng thế giới Sotheby’s lần đầu tiên tổ chức triển lãm tại Việt Nam với 50 tác phẩm của danh họa Việt, diễn ra từ ngày 11 đến 14-7 ở khách sạn Park Hyatt Saigon (TP HCM) với chủ đề "Timeless Souls: Beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ", do Ace Lê giám tuyển.
Chỉ trong 30 phút mở cửa đăng ký tham quan, hơn 3.000 lượt khán giả đã muốn được thưởng thức những tác phẩm của "bộ tứ Paris" là Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm tại triển lãm lần này.
Triển lãm này không chỉ là lần đầu tiên mà còn có quy mô lớn nhất của Sotheby’s tại Việt Nam. 50 tác phẩm của "bộ tứ Paris" được trưng bày tại triển lãm "Hồn xưa bến lạ" có điểm chung là hướng về quê hương thông qua những tuyến chủ đề quen thuộc bắt nguồn từ mạch ký ức, hoài niệm của mỗi người: hoa cỏ và cảnh quan, gia đình và phong tục, văn hóa và kiến trúc, đan xen và hòa quyện…
 Bức tranh “Mẫu tử” của danh họa Lê Phổ sẽ được trưng bày tại triển lãm “Timeless Souls: Beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ” do nhà đấu giá Sotheby’s thực hiện. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Bức tranh “Mẫu tử” của danh họa Lê Phổ sẽ được trưng bày tại triển lãm “Timeless Souls: Beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ” do nhà đấu giá Sotheby’s thực hiện. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Giám đốc điều hành Sotheby’s Đông Nam Á Jasmine Prasetio cho biết: "Sotheby’s đã góp phần xây dựng thị trường nghệ thuật Đông Nam Á suốt hơn 2 thập niên qua. Chúng tôi tự hào đã giới thiệu được nhiều kiệt tác từ khu vực này ra thế giới. Chúng tôi ghi nhận vai trò của Việt Nam như một cái nôi văn hóa - nghệ thuật quan trọng, kèm theo một cộng đồng nhà sưu tập đang tăng trưởng mạnh mẽ, với niềm say mê nghệ thuật và động lực học hỏi không ngừng".
Trước đó, nhà đấu giá Sotheby’s Hồng Kông đã bán đấu giá thành công nhiều tác phẩm của các danh họa Việt. Cụ thể, tác phẩm "Hai người phụ nữ" và "Đối thoại" của danh họa Vũ Cao Đàm được bán lần lượt với giá 500.000 USD và 530.000 USD (khoảng 11,5 tỉ và 12,2 tỉ đồng). Bức "Hai người phụ nữ nhìn ra ao cá vàng" của danh họa Lê Phổ có giá 750.000 USD (17,2 tỉ đồng). Danh họa Mai Trung Thứ có bức "Quý bà viết thơ" bán với giá 790.000 USD (18,1 tỉ đồng) và "Coquetry" có giá 560.000 USD (12,8 tỉ đồng).
Bức "Quang cảnh một ngôi chùa cổ" nổi tiếng ở miền Bắc của họa sĩ Phạm Hầu được mua với giá lên đến 1 triệu USD (khoảng 23 tỉ đồng). Bức "Phụ nữ và trẻ em" của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu cũng bán được 860.000 USD (19,7 tỉ đồng).
Đa số các tác phẩm nêu trên đều bán giá sau cùng cao hơn giá khởi điểm từ 2 - 4 lần.
Theo Thùy Trang (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.