Khẩn trương làm rõ nhân viên ngành điện đòi lót tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 15-5 vừa qua, ông Phạm Dũng (trú tại 247 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) có đơn kiến nghị gửi các cơ quan, đơn vị phản ánh việc một số hộ dân ở làng Bạc 2 (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) phải chi một khoản tiền lớn (15-20 triệu đồng) cho nhân viên Công ty cổ phần Điện Gia Lai-Chi nhánh TTC Chư Prông để kéo điện về rẫy.

Sau khi nhận đơn kiến nghị, ngày 31-5-2018, Công ty cổ phần Điện Gia Lai đã có buổi làm việc với các cá nhân và đơn vị liên quan (riêng ông Phạm Dũng vắng mặt vì lý do bận việc gia đình). Tại buổi làm việc, ông Phan Thanh Lạc-Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Điện Gia Lai, khẳng định: Công ty không có chủ trương, quy định thu thêm bất cứ khoản tiền nào khác của khách hàng ngoài số tiền điện thực tế mà khách hàng sử dụng hàng tháng. Vì vậy, để có căn cứ xử lý sai phạm (nếu có), Công ty tổ chức cuộc họp để đối chất và xác minh vụ việc.

 

Quang cảnh buổi làm việc giữa Công ty cổ phần Điện Gia Lai và các bên liên quan. Ảnh: D.Q
Quang cảnh buổi làm việc giữa Công ty cổ phần Điện Gia Lai và các bên liên quan. Ảnh: D.Q

Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Quang Huy-chủ rẫy cà phê 2,5 ha tại làng Bạc 2, cũng là người có tên trong đơn kiến nghị của ông Phạm Dũng đã trình bày lại sự việc. Theo đó, ngày 21-2-2018, ông Huy có liên hệ với Chi nhánh TTC Chư Prông để làm hợp đồng mua bán điện. Ông Huy đã ký vào hợp đồng mua bán điện nhưng do Giám đốc Chi nhánh đi công tác chưa ký được nên ông để hợp đồng lại Chi nhánh và hẹn lấy sau. Đến tối 26-2, ông Huy gọi điện cho ông H.X.T.-nhân viên Tổ Kinh doanh-Tổng hợp (Chi nhánh TTC Chư Prông) để hỏi về hợp đồng cũng như thời gian thi công kéo điện thì ông T. hẹn làm việc trực tiếp tại Chi nhánh chứ không làm việc qua điện thoại.

Ngày 27-2, ông Huy lên Chi nhánh thì ông T. lại mời ra quán nước mía để làm việc. Tại đây, ông T. yêu cầu ông Huy chi 15-20 triệu đồng thì sẽ được lắp đặt điện sớm. Vì lo không có nước tưới cà phê sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nên ông Huy đã đồng ý chi 15 triệu đồng để ông T. kéo điện sớm. Sau khi thỏa thuận xong, ngay chiều 27-2, ông T. cùng một nhân viên khác đã tiến hành đấu công tơ kéo điện về rẫy ông Huy. Khi mọi việc xong xuôi, ông Huy đưa cho ông T. một phong bì bên trong có 15 triệu đồng ngay tại chân cột điện và 1 triệu đồng tiền bồi dưỡng nhân viên lắp đặt theo yêu cầu của ông T.

Ngoài ra, ông Huy còn cho biết, nhiều hộ khác ở xã Ia Phìn cũng phải “lót tay” cho nhân viên Chi nhánh để kéo điện về rẫy. Trong số này, có 1 hộ nói là đã đưa cho một nhân viên tên N. 15 triệu đồng. Ông Huy cho biết thêm: Do bận công việc, đến tháng 4-2018, tôi mới lên Chi nhánh lấy hợp đồng. Đọc trong hợp đồng, tôi không thấy quy định về khoản tiền 15 triệu đồng phải nộp cho Chi nhánh. Tôi hỏi các hộ dân cùng chung trụ điện mới biết các hộ trên cũng đưa cho nhân viên thi công khoản tiền 15 triệu đồng. Sau đó, tôi hẹn gặp ông T. ở quán cà phê để làm rõ số tiền trên ai hưởng và đề nghị trả lại. Ông T. hẹn 1 tuần sau trả lời. Qua thời gian 1 tuần, tôi gọi điện, nhắn tin cho ông T. như ông T. không trả lời. Do đó, tôi nhờ người làm đơn kiến nghị gửi các cơ quan, công ty liên quan để làm rõ khoản tiền trên.

Tuy nhiên, tại buổi đối chất, ông T. chỉ thừa nhận có mời ông Huy ra quán nước mía làm việc nhưng không thừa nhận việc nhận phong bì 15 triệu đồng do ông Huy đưa và không nói các câu: “Đây là số tiền cứng theo quy định của các sếp chứ em không được gì”, “Do Công ty Điện đã cổ phần hóa nên muốn có điện vẫn phải lót tay chung chi cho Công ty”… như đơn kiến nghị đã nêu. Ông T. cũng thừa nhận đã nhận 1 triệu đồng tiền bồi dưỡng do ông Huy đưa tại chỗ đóng công tơ điện.

Cũng liên quan đến sự việc trên, ông T.D.N.-nhân viên Tổ Kinh doanh-Tổng hợp thuộc Chi nhánh TTC Chư Prông (cùng đi thi công lắp đặt điện cho gia đình ông Huy) xác nhận có nhận tiền bồi dưỡng 1 triệu đồng (do ông T. đưa lại). Tuy nhiên, ông N. không thừa nhận mình đã nói những câu: “Do yêu cầu của người sử dụng điện, muốn có điện sớm phải bồi dưỡng”, “Số tiền các chủ rẫy phải chi là người mua điện tự nguyện chứ Công ty không đòi hỏi”… như trong đơn kiến nghị. Ông N. cũng khẳng định không nhận tiền từ một hộ dân khác như ông Huy nói.

Kết luận buổi làm việc, ông Phan Thanh Lạc khẳng định: Công ty sẽ làm việc với một số hộ dân tại xã Ia Phìn để làm rõ sự việc liên quan đến nhân viên của Chi nhánh TTC Chư Prông. Đồng thời, Công ty sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục xác minh, điều tra vụ việc. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.