Ia H'Drai, vùng biên bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với 26 chốt và 54 tổ công tác cộng đồng, các biện pháp phòng chống dịch phát huy hiệu quả nên huyện biên giới Ia H’Drai chưa xảy ra tình trạng người xuất, nhập cảnh trái phép hoặc mắc Covid-19 trong cộng đồng
Ia H’Drai là một huyện vùng biên giới của tỉnh Kon Tum, có gần 80 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra trên diện rộng, tỉnh Rattanakiri của nước bạn giáp với tỉnh Kon Tum cũng không ngoại lệ. Vì vậy, công tác tăng cường tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 luôn được cả hệ thống chính trị của huyện Ia H’Drai và lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp một cách nhịp nhàng.

Chốt kiểm soát Covid-19 thuộc Đồn Biên phòng Hồ Le
Chốt kiểm soát Covid-19 thuộc Đồn Biên phòng Hồ Le
Phải đồng lòng, thống nhất cao
Ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai, nói với chúng tôi: "Trong thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã kịp thời chỉ đạo các xã và các đơn vị chức năng trên địa bàn nghiêm túc triển khai những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với quan điểm "chống dịch như chống giặc"; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bị động, mất cảnh giác trong bất kỳ tình huống nào".
Theo ông Võ Anh Tuấn, cách làm của huyện Ia H’Drai là huy động cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân thực hiện quyết liệt các biện pháp cấp bách, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; tăng cường quản lý đường biên, biên giới và tại các chốt kiểm soát dịch để ngăn chặn việc xuất, nhập cảnh trái phép; triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân, cùng với đó là việc nỗ lực cung ứng hàng hóa thiết yếu; tuyên truyền cho nhân dân không ra khỏi địa bàn khi không cần thiết, không tập trung đông người ở nơi công cộng. Nói thì đơn giản thế nhưng thực ra là phải quyết tâm lắm và đặc biệt trên dưới phải đồng lòng, thống nhất cao thì mới thực hiện được.

Kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn tại chốt Sê San 4 - Quốc lộ 14C (huyện Ia H’Drai)
Kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn tại chốt Sê San 4 - Quốc lộ 14C (huyện Ia H’Drai)
Đồn Biên phòng Sa Thầy có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới quốc gia dài hơn 12 km, với 6 mốc quốc giới; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới Ia Tơi, Ia Đal của huyện Ia H’Drai. Tiếp chuyện chúng tôi trong một ngày biên giới sắp chuyển sang mưa, trung tá Hồ Văn Hạ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sa Thầy, kể: "Đến nay, đơn vị chúng tôi đã lập được 5 chốt kiểm tra phòng chống dịch Covid-19 với 30 cán bộ, chiến sĩ tham gia. Đồng thời, phối hợp làm nhiệm vụ kiểm tra tình hình xuất, nhập cảnh trái phép vào địa bàn. Qua đó, đơn vị đã tổ chức được 32 đợt phát động phòng chống dịch Covid-19, với khoảng 250 người dân trên địa bàn đơn vị đóng quân tham gia. Bên cạnh đó, đơn vị còn đặt được 3 hòm thư tố giác về các hành vi sai trái trong việc phòng chống dịch Covid-19 cũng như việc xuất, nhập cảnh trái phép, với 300 hộ gia đình tham gia ký kết. Nhờ đó, đơn vị đã bắt được một đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam qua địa phận đơn vị quản lý, phạt 5 triệu đồng và đưa về cơ sở cách ly của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum.
Đồn Biên phòng Hồ Le cũng đóng quân trên địa bàn huyện Ia H’Drai, với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 16,3 km với 4 mốc chính, 24 mốc phụ và 54 điểm đặc trưng; quản lý 5 thôn của xã Ia Đal và 3 thôn của xã Ia Tơi.

Lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại chốt kiểm soát cầu Sê San 4 - Quốc lộ 14C
Lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại chốt kiểm soát cầu Sê San 4 - Quốc lộ 14C
Gặp chúng tôi, thiếu tá Cao Hồng Minh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hồ Le, kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra trên khu vực biên giới, công tác vận động quần chúng đã được đơn vị xác định là một trong những biện pháp xuyên suốt với phương châm "3 bám, 4 cùng". Trong đó, đơn vị đã tập trung tuyên truyền cho người dân chấp hành tốt các chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19; đồng thời tích cực giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ vùng biên yên tĩnh.
"Có những lúc cao điểm, cán bộ - chiến sĩ của đơn vị phải đi tuần tra cả ngày lẫn đêm để đón lõng những đối tượng vượt biên trái phép, đồng thời truy bắt các đối tượng về từ vùng có dịch Covid-19 vượt sông, vượt núi vào địa bàn. Tuy vất vả nhưng với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cán bộ - chiến sĩ của đơn vị không quản ngại khó khăn, quyết tâm cùng chính quyền huyện Ia H’Dai giữ vững "vùng xanh" cho nhân dân vùng biên" - thiếu tá Cao Hồng Minh nói.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid 19 tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai
Lấy mẫu xét nghiệm Covid 19 tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai
Tăng cường kiểm soát đường mòn, lối mở
Đến nay, trên địa bàn huyện Ia H’Drai đã có 26 chốt kiểm soát dịch Covid-19. Trong đó, một chốt liên ngành tại khu vực thủy điện Sê San 4, thực hiện kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn, hướng dẫn khai báo y tế và tham mưu cách ly tập trung những đối tượng từ vùng có dịch về theo hướng dẫn của ngành y tế; 2 tổ kiểm soát dịch tại xã Ia Tơi nhằm kiểm soát, ngăn chặn các đối tượng có nguy cơ vào địa bàn qua đường mòn và đường sông; 23 chốt của Bộ đội Biên phòng kiểm soát dịch tại khu vực đường biên giới ngăn chặn người xuất - nhập cảnh trái phép.
Huyện đã thành lập rất sớm 54 tổ công tác cộng đồng với 154 thành viên tham gia. Khi chúng tôi có mặt ở Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, lãnh đạo trung tâm cho biết đơn vị đã thành lập 10 tổ truy vết với 30 người và đã thành lập 20 đội lấy mẫu thực địa với nhân lực 40 người để sẵn sàng đáp ứng công tác truy vết và lấy mẫu tại cộng đồng. UBND các xã đã tổ chức ký cam kết phòng chống dịch Covid-19 với các hộ gia đình tại 21/21 thôn trong huyện.
UBND huyện Ia H’Drai cũng đã giao Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan tiến hành lập khu cách ly tập trung. Trước mắt, theo phương án 1, với trên 300 trường hợp cách ly. Nếu tình hình phức tạp, huyện sẽ sử dụng phương án 2 với 500 trường hợp cách ly tại Phân hiệu Trường THPT Dân tộc nội trú của tỉnh đóng ở huyện Ia H’Drai...
Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai Võ Anh Tuấn cho biết là trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã và những đơn vị liên quan phối hợp các đồn biên phòng tăng cường giữ nghiêm kỷ luật trong việc tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở nhằm phát hiện những trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép; tiếp tục phát huy hơn nữa hoạt động của tổ công tác cộng đồng để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần giãn cách "ai ở đâu ở yên đó"; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng chống Covid-19 theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép", nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; huy động toàn dân ủng hộ vật chất, tinh thần đi thăm hỏi, động viên tất cả chốt trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các phòng ban, UBND các xã rà soát danh mục hàng hóa thiết yếu, có phương án bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, xây dựng các phương án tổ chức những điểm bán hàng để cung cấp, phục vụ người dân trong trường hợp giãn cách xã hội.
"Hy vọng bằng những biện pháp tổng hợp này, huyện Ia H’Drai sẽ đẩy lùi dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất" - ông Võ Anh Tuấn nói.
Không bỏ sót đối tượng
Không chỉ tăng cường chốt chặn, huyện Ia H’Drai còn đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép" ở khu vực biên giới, nên đã huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân cùng Bộ đội Biên phòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ "kép". Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động con em, người thân đang học tập, công tác, lao động ở ngoài tỉnh có nhu cầu về địa bàn xã khẩn trương lập danh sách báo cáo UBND huyện để chỉ đạo với phương châm nắm bắt chặt chẽ, cụ thể, không bỏ sót đối tượng và không để người dân từ nơi khác trở về mà chính quyền địa phương không nắm.
Bài và ảnh: Trần Văn Phúc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.