Hy sinh vì Campuchia-kỳ 3: Chuyện người lính quân y: Cứu cả kẻ thù!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tuy không trực tiếp chiến đấu nhưng lực lượng quân y cũng bị thương vong nhiều trên chiến trường Campuchia. Lính Pol Pot cứ thấy lính Việt là bắn, không phân biệt quân nhân cầm súng hay người đeo băng y tế".


"Trong khi anh em quân y chúng tôi thì cứ có thương bệnh binh là phải tận tâm cứu chữa dù đó chính là kẻ thù vừa mới bắn giết quân mình” - đại tá quân y Vũ Giáp, sư đoàn 302, nói.
 

Đại tá quân y Vũ Giáp hiện nay.
Đại tá quân y Vũ Giáp hiện nay.

Cái chết của thiếu tá quân y

Mùa hè năm 1984, thiếu tá Nguyễn Đăng Tân, chủ nhiệm ban quân y sư đoàn 302, hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.

Hôm ấy, bác sĩ Tân đi kiểm tra việc cứu chữa thương bệnh binh trung đoàn 271 ở tiền phương vùng núi Siem Reap.

Nhiệm vụ hoàn tất, các y bác sĩ quân y trở về ban chỉ huy sư đoàn theo con đường đất mà hôm trước đã đi. Chiếc Zin130 đi được hơn nửa đường, lái xe phát hiện có một cây rừng đổ chắn ngang đường nên đánh tay lái vòng qua con đường khác thì rơi trúng vào ổ phục kích của quân Pol Pot.

Mặc dù nhận biết dấu hiệu xe quân y nhưng kẻ thù vẫn bấm mìn định hướng Claymore và nã thêm đạn B40, B41.

Bác sĩ Tân cùng một y tá ngồi trước trúng đạn biến dạng cả thi thể. Số còn lại nhảy xuống tìm vị trí chiến đấu nhưng đó là cuộc chống trả hoàn toàn không cân sức của các chiến sĩ quân y chứ không phải quân tác chiến.

Họ chỉ có vài khẩu AK, súng ngắn đối đầu với hỏa lực chống tăng của địch. 15 người hi sinh tại chỗ. Chiến sĩ lái xe may mắn bị thương nhẹ, cắt đường rừng chạy bộ tìm đơn vị đóng quân gần đó để xin chi viện.

Tuy nhiên, khi quân cứu viện đến nơi thì lính Khmer Đỏ đã kịp rút đi, chỉ còn lại mặt đường loang đỏ máu và thi thể các chiến sĩ quân y Việt Nam...

Đại tá quân y Vũ Giáp kể đêm ấy đưa thi hài đồng đội về truy điệu mà ông không kìm được nước mắt.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Tân là người miền Bắc, từng trải qua lửa đạn chống Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam trước khi sang Campuchia theo đoàn quân tình nguyện.

Là chủ nhiệm quân y sư đoàn 302, ông hay dặn dò cấp dưới dù khó khăn thế nào cũng phải ưu tiên cứu chữa người dân nước bạn vì ông cho rằng nhiệm vụ chính của quân đội tình nguyện Việt Nam qua đây là để cứu sống một dân tộc đang bị diệt chủng.

Bác sĩ Tân hi sinh để lại người vợ với ba đứa con thơ đang trông mong ngày ông trở về. Sau khi ông nằm xuống, một bác sĩ quân y khác của sư đoàn 302 trên đường đi tổ chức đội phẫu thuật cho trung đoàn 201 đã bị thương mất một chân vì mìn...

 

Quân y sư đoàn 302 giúp đỡ người dân Campuchia.
Quân y sư đoàn 302 giúp đỡ người dân Campuchia.

Nhiệm vụ của quân y

Tại sao phải ưu tiên giúp dân Campuchia? Vì đất nước chùa tháp sau mấy năm dưới tay Khmer Đỏ, đội ngũ trí thức đã bị tiêu diệt có hệ thống, trong đó có các bác sĩ và nhân viên y tế.

Vì vậy, quân y Việt Nam vừa làm nhiệm vụ chiến trường vừa được giao đảm nhiệm cả việc chăm sóc y tế cho dân bạn.

Bác sĩ Nguyễn Lập, ngày đó là cựu y tá Quân đoàn 4, nhớ lại: “Nơi nào có mặt quân Pol Pot thì nơi đó tiêu điều, chết chóc, đến mạng dân không được tôn trọng, lấy đâu cơ sở y tế lo cho họ. Mà trong chiến tranh, bom mìn sát thương cho dân cũng ẩn họa khắp nơi. Người dân Campuchia rất cần được chữa trị y tế”.

Bác sĩ Lập kể ban đầu người dân Campuchia ngại nhờ vả quân y Việt Nam. Các nhân viên quân y của ta phải đích thân vào từng phum sóc để khám bệnh, phát thuốc miễn phí tại chỗ cho họ.

Bệnh tật nhiều nhất lúc đó là sốt rét, tiêu hóa và phổi vì hoàn cảnh sống quá khốn khổ, rồi các thương tật do giẫm phải mìn Khmer Đỏ gài lại.

Bi thảm nhất là các loại mìn Trung Quốc viện trợ cho quân Pol Pot. Nó thường không gây tử vong mà nổ miểng phạt làm mất chân. Người giẫm phải chịu tàn phế, thành gánh nặng cho cả gia đình.

“Thuốc men chữa bệnh thì dù thiếu hụt chúng tôi vẫn cố gắng xoay xở, nhưng lo nhất là thiếu máu truyền cho các ca phải giải phẫu. Thời chiến khốc liệt, làm gì có tủ lạnh, máu dự trữ như bây giờ. Nhiều chiến sĩ tình nguyện còn lấy cả máu mình để truyền cho người dân Campuchia cần phẫu thuật” - bác sĩ Lập nói.

 

Tại chiến trường Campuchia, quân y Việt Nam cũng đã tận tâm cứu giúp thương bệnh binh quân đội cách mạng Campuchia.

Chỉ từ tháng 8-1984 đến 8-1985, Viện Quân y 175 đã tiếp nhận và chữa trị tuyến cuối cho 156 thương bệnh binh loại nặng của quân đội bạn chuyển sang nhờ chữa trị.

Tại chiến trường, hàng ngàn thương bệnh binh bạn cũng được quân y Việt Nam cứu chữa ngay ở tuyến đầu.

Đặc biệt, quân y Việt Nam đã tận tình hỗ trợ rất lớn nhân lực, vật lực để Chính phủ cách mạng Campuchia xây dựng lực lượng quân y của mình và hệ thống y tế chữa trị nhân dân.

Thương binh Việt mà rơi vào tay Pol Pot 
thì coi như xong!

“Hồi ấy trang thiết bị, thuốc men của quân y thiếu thốn lắm. Ngay cả lương thực anh em cũng phải dè xẻn từng miếng, ăn độn bo bo, khoai mì thường ngày, nhưng mọi người đều quán triệt không được phân biệt thương bệnh binh ta hay địch, người Khmer hay quân đội cách mạng Campuchia mới thành lập, thậm chí cả quân Pol Pot”.

Đại tá Vũ Giáp cho biết câu chuyện quân y Việt Nam cứu kẻ thù đến giờ vẫn được nhắc nhớ nhiều ở nước bạn. Trong khi thương bệnh binh Việt Nam mà rơi vào tay quân Khmer Đỏ thì coi như xong...

Y tá Nguyễn Tri Huyện, thuộc quân y tiểu đoàn 3, trung đoàn 4, sư đoàn 5, kể thêm chính mình đã cứu thương cho gần chục thương binh Pol Pot. Đó là những tên lính bị trúng đạn lúc hai bên giao tranh và bị đồng đội rút chạy bỏ rơi.

“Kiểm tra chiến trường chúng tôi thấy họ nằm rên rỉ, và đa số đều bị thương rất nặng. Trong khi việc cứu chữa quân mình đã hết sức căng thẳng, chúng tôi còn phải lo chăm sóc y tế cho cả kẻ thù vừa mới cầm súng nã đạn vào mình.

Việc này không chỉ tùy tâm cá nhân, mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ lực lượng quân y trên chiến trường Campuchia.

Tất cả đều giống y như đối với quân mình, anh em cũng sơ cứu, băng bó tại chỗ cho thương binh Pol Pot, rồi cũng khiêng cáng, cõng vai những người mới là kẻ thù của mình về bệnh xá trung đoàn, sư đoàn để chữa trị. Khi nào họ phục hồi, mới trả về cho chính quyền cách mạng nước bạn để họ có cơ hội hồi gia” - y tá Huyện nhớ lại.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.