Ngày 2-12, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, đã ban hành cáo trạng truy tố 9 bị can nguyên là cán bộ xã, cán bộ huyện Tuy Đức về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ“.
Đắk Nông- Huyện Tuy Đức được xem là thủ phủ của cây mắc ca bởi địa phương này đã phát triển được diện tích lên đến 1.500ha các loại. Sau khoảng 8 năm thu hoạch lứa đầu tiên cho đến nay thì đây là năm mà cây mắc ca gặp thời tiết bất lợi nhất, có khả năng mất mùa trầm trọng trong vụ thu hoạch tới.
Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 41 dự án sản xuất nông lâm nghiệp được UBND tỉnh giao, cho thuê, với tổng diện tích hơn 32.000ha rừng và đất rừng. Các dự án tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Đức và Đắk Glong. Tuy nhiên, hiệu quả tại các dự án nông lâm nghiệp rất khiêm tốn. Nhiều dự án để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, có hiện tượng sang nhượng, mua bán trái phép đất rừng.
Bên cạnh những khu tái định cư bị người dân Tây Nguyên quay lưng, cũng có một số dự án thành công, người dân đã bám rễ vào nơi ở mới. Bà con đã có cái ăn, cái mặc, con cái được ăn học tử tế, tương lai phía trước cũng vì thế mà trở nên rộng mở, tươi sáng hơn. Đó là những dự án mà nhà đầu tư đã khảo sát kỹ, lắng nghe và đáp ứng tương đối đủ nguyện vọng của người dân vùng bị giải tỏa, di dời...
Tuyến giao thông từ xã Đắk Ru (huyện Đắk R'lấp) nối xã Đắk Ngo (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) được bộ đội xây dựng cách đây 3 năm. Việc tuyến đường được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã thực sự là “bệ phóng“ cho người dân nơi đây phát triển kinh tế thoát nghèo.
Mắc ca là cây trồng mới, có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào tỉnh Đắk Nông. Thế nhưng, sau hơn 10 năm, cây trồng này vẫn phát triển theo dạng tự phát, chưa được tỉnh Đắk Nông đánh giá mức độ phù hợp, tính hiệu quả giữa các dòng giống để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.