Hương đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trời oi nồng, mặt đất được đà hầm hập nóng, mây đen dồn ứ ự chực chờ được chuyển thể, những cơn gió thoáng lạnh kéo về báo hiệu cơn mưa sắp đến. Tôi nóng lòng đợi mưa về để tận hưởng hương đất. 
Khi đến với một vùng đất, du khách thường hỏi đặc sản địa phương có gì? Đặc sản trở thành ấn tượng, món quà khi nhớ về một nơi mà người ta từng đặt chân đến. Những ngày tháng xa Pleiku, thứ đặc sản tôi nhớ nhất chính là hương đất.
Trời đã ban tặng cho mảnh đất đỏ bazan này sự trù phú đáng ghen tỵ, nơi cỏ cây được gieo trồng cứ thế mơn mởn tốt tươi, nơi mà giao mùa chỉ lướt thật khẽ trên màu lá cây, qua từng cơn gió và đặc trưng nhất chính là lúc trời chuyển mưa. 
Tôi nhớ những ngày xách bi đông nước lẽo đẽo theo chân cha lên rẫy cà phê. Những con đường đất đỏ cheo leo dẫn lên đồi cao cứ trơn tuột. Tôi càng hớn hở dốc hết sức mình để vượt lên thì lại càng bị trôi tuột xuống. Cha cười túm lấy cánh tay tôi rồi xốc lên vai công kênh. Chao ôi là núi đồi trùng trùng điệp điệp cứ ngút ngàn trải ra trước mắt. Lên đến đỉnh đồi, tôi phóng đôi mắt nhỏ bé nhìn ra xung quanh thấy cả đất trời hoang vắng, rừng cây xanh thăm thẳm, những hào đất sâu hoăm hoắm được kiến tạo sau những cơn mưa lớn. Con người thật bé nhỏ giữa đất trời!
Cha cuốc xuống mặt đất những cái hố ngay hàng, thẳng lối để trồng cà phê. Nhìn lớp đất thịt đỏ quạch càng lúc càng chất đống, tôi nghe trong từng cơn gió hương đất phả ra ngọt lành, thấy lòng bình an như lúc dụi đầu vào lòng mẹ. Tôi thốt lên: “Đất thơm lắm cha ạ!”. Cha dừng nhát cuốc, đưa cánh tay quệt lớp mồ hôi đầm đìa trên mặt, vừa cười vừa nói: “Sống ở đâu phải biết quý trọng nơi đó con ạ”. Lời nói của cha khi ấy vọng vào núi đồi, vào gió, vào mây, vang vọng tận tâm trí tôi những lúc đi học xa nhà. 
 Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ngày ra trường, tôi về dạy học ở vùng khó, nơi núi rừng heo hút, thoang thoảng tiếng gió rít, tiếng chim tu huýt gọi bầy. Nơi mà đứng giữa đất trời tôi thấy mình nhỏ bé và được bao bọc; nơi có những con đường đất đỏ mùa khô bụi mù trời khiến mắt tôi cay xè, mùa mưa khiến tôi phải lội lõng bõng giữa con đường nhão nhoét; nơi đã rèn luyện tôi biết kiên nhẫn khi lớp đất đỏ được sên như cháo đặc dính chặt vào từng guồng quay của xe máy.
Cũng chính nhờ mảnh đất đỏ bazan ấy, khi cơn mưa lúc giao mùa đổ xuống, tôi lại nghe hương đất phả vào làn da, mái tóc cháy nắng của học trò. Thứ hương đất đã bồi đắp cho những đứa trẻ Jrai, Bahnar đôi mắt trong vắt như con suối rừng; nụ cười ấm áp sưởi ấm trái tim tôi những ngày xa nhà. Hương đất ẩm ướt tạo ra những món quà của thiên nhiên như nấm mối, nấm tai mèo, măng le rừng..., nuôi dưỡng con người nơi đây cứ thế lớn lên. 
Mỗi lúc trở mùa, tôi lại hít hà thật sâu hương đất trong từng nhịp thở. Tôi luôn tin rằng đất biết thở, đất cũng có tâm hồn như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Hương đất chính là hơi thở của đất trời gửi vào từng thớ đất, là thứ để mỗi khi đi xa lòng ta luôn nhớ về…
TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.