Hứng thú luyện tiếng Anh với giáo viên bản ngữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, từ đầu tháng 10-2018, Trường THPT Pleiku đã mời giáo viên người Anh về giảng dạy ngoại khóa tại trường. Cách làm mới này bước đầu đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh, học sinh và giáo viên. Đây cũng là trường THPT đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức cho học sinh học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ.  
Cách làm mới
Năm học 2018-2019, Trường THPT Pleiku có 3 lớp dạy môn tiếng Anh theo chương trình thí điểm, đó là 10D1, 11D1 và 12D1. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh những lớp này phải học 4 tiết môn Tiếng Anh/tuần (kể cả chương trình tự chọn).
Gia Lai là tỉnh miền núi còn không ít khó khăn về nhiều mặt, học sinh hiếm khi có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài để giao tiếp. Trong khi đó, với cách dạy học truyền thống, học sinh chủ yếu nắm bắt phần ngữ pháp để làm bài kiểm tra đọc-viết; phần vấn đáp (nghe-nói) còn hạn chế so với học sinh nhiều địa phương khác. Để góp phần nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo, trước mắt, Trường THPT Pleiku đã ký hợp đồng với Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học tỉnh để mời giáo viên bản ngữ về giảng dạy cho học sinh 2 lớp 10D1 và 11D1. Đó là giáo viên Jack Brennan Moloney, đến từ Vương quốc Anh.
 Giáo viên Jack Brennan Moloney trong một giờ dạy tại Trường THPT Pleiku. Ảnh: N.M
Giáo viên Jack Brennan Moloney trong một giờ dạy tại Trường THPT Pleiku. Ảnh: Nguyễn Minh
Như vậy, ngoài 4 tiết/tuần theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay 2 lớp tiếng Anh thí điểm kể trên còn được học thêm 2 tiết tiếng Anh ngoại khóa với thầy Jack. Để giúp học sinh dễ dàng trong việc lĩnh hội kiến thức của môn học này, mỗi tiết dạy còn có thêm một giáo viên dạy môn Tiếng Anh của trường đóng vai trò trợ giảng.
Nhận được sự đồng thuận cao
Cô Nguyễn Thị Nhớ-Tổ trưởng môn Tiếng Anh (Trường THPT Pleiku) cho biết: “Học ngoại ngữ mà không có môi trường để thực hành thì rất khó để nâng cao trình độ. Học tiếng Anh với người bản ngữ sẽ góp phần giúp các em rèn luyện kỹ năng nghe-nói, giao tiếp. Khi dạy, thầy Jack Brennan Moloney vẫn bám sát theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dạy lại phần ngữ pháp (vì đã có giáo viên của trường đảm nhận) mà chỉ thêm chủ đề tương ứng để thực hành nhằm nâng cao khả năng nghe-nói cho các em. Cùng với đó, kể từ khi có thầy Jack về giảng dạy cho học sinh, đội ngũ giáo viên Tiếng Anh của trường cũng được học hỏi thêm nhiều điều”.
Đồng quan điểm với cô Nguyễn Thị Nhớ, học sinh Vũ Khánh Huyền (lớp 10D1), vui vẻ cho hay: “Chỉ sau 2 tuần học với thầy Jack, hiện nay khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của em đã được cải thiện nhiều. Nếu duy trì cách học này trong vòng 3 năm ở bậc THPT, em tự tin trong tương lai không xa mình sẽ giao tiếp tốt bằng tiếng Anh”.
Giáo viên Jack Brennan Moloney cho biết, anh tốt nghiệp Trường Đại học Goldsmiths (Anh). Cách đây 4 tháng, anh nhận lời sang giảng dạy tại Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học Gia Lai. Sau 2 tuần đứng lớp tại Trường THPT Pleiku, thầy Jack nhận xét: “Tôi rất thích dạy học sinh tuổi teen tại đây, các em rất ngoan hiền, chăm chỉ học tập. Ngoài việc đứng lớp giảng dạy trực tiếp cho các em, sắp tới tôi sẽ tương tác với học sinh của mình qua Facebook nhằm giúp các em có thêm môi trường để cải thiện khả năng giao tiếp”.
Thầy Nguyễn Đình Trung-Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku-chia sẻ: “Trước khi phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học tỉnh mời giáo viên bản ngữ về giảng dạy, chúng tôi đã lấy ý kiến của phụ huynh, học sinh và nhận được sự đồng thuận rất cao. Bước đầu cách làm trên đã mang lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này áp dụng cho các khối lớp khác”.
Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.