Hòn Bài, hải đăng đặc biệt nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong hơn 90 trạm hải đăng đang hoạt động dọc bờ biển, trên các đảo của Việt Nam hiện nay, Hòn Bài (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) là cái tên ít biết nhất, thông tin sơ sài nhất và cũng rất hiếm người biết vị trí để đến đó.

Có sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT, PV Thanh Niên mới liên lạc được với lãnh đạo Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, và sau đó được giới thiệu qua điện thoại với ông Trần Huy Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc bộ, trực tiếp phụ trách hải đăng Hòn Bài. Ban đầu, ông Hùng bảo: “Lên xuống nguy hiểm lắm, chỉ công nhân thi thoảng mới lên thôi”. Nhưng khi thấy chúng tôi cương quyết: “Anh em công nhân lên được thì chúng tôi lên được. Không ngại”, ông Hùng mới hẹn đầu giờ chiều ngày cuối tháng 8.2022 sẽ bố trí phương tiện chở PV Thanh Niên ra hải đăng Hòn Bài.


 

Bảo dưỡng ắc quy ở hải đăng Hòn Bài. Ảnh: Độc Lập
Bảo dưỡng ắc quy ở hải đăng Hòn Bài. Ảnh: Độc Lập


Trưa nắng chang chang, sau hơn 1 tiếng ngồi ca nô chạy từ cảng Bến Đoan (TP.Hạ Long), chúng tôi cũng lên được đảo Cổ Ngựa. Từ đảo này, chúng tôi lên tàu cá chạy thêm gần 2 tiếng theo luồng Hòn Gai - Cái Lân, giữa vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ, theo hướng đông nam, ra tít ngoài Biển Đông.

 

Thang vòm dựng trên vách đá để lên hải đăng Hòn Bài. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thang vòm dựng trên vách đá để lên hải đăng Hòn Bài. Ảnh: Mai Thanh Hải



Buổi chiều, tàu giảm tốc độ, tiến sát 1 hòn núi mồ côi, phía ngoài mênh mông sóng nước, không lô nhô núi như phía trong. Anh Nguyễn Văn Hưng, công nhân trạm luồng Hòn Gai, chỉ tay: “Hòn Bài đấy. Trạm hải đăng là cái nhà hộp nhỏ màu trắng phía trên đỉnh!”, và nhìn chúng tôi lạ lẫm: “Lần đầu tiên có người ngoài ngành lên Hòn Bài”.

 

 Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên Hòn Bài. Ảnh: Độc Lập
Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên Hòn Bài. Ảnh: Độc Lập



Núi Hòn Bài cách cảng Bến Đoan khoảng 25 km theo đường chim bay, nhưng đi ca nô và tàu cá, vòng vèo qua các đảo trong vịnh Hạ Long, mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Do đây là núi đá cao 43 m, vách dựng đứng, xung quanh có nhiều đá ngầm, luồng nước xoáy, nên việc tiếp cận đảo rất khó khăn. “Mùa mưa bão, lúc sóng gió, anh em lên bảo dưỡng, sửa chữa phải căn từng bước sóng để nhảy từ tàu lên bờ đá. Có những lúc tàu không vào gần được, phải bơi vào và trườn trên bờ đá sắc lẹm”, anh Hưng kể và cho biết: “Hòn Bài là đèn cấp 3, thường thì phải có người ở ngay tại chỗ trông coi. Nhưng do vị trí hiểm yếu, đảo không có chỗ xây nhà ở, không nước ngọt, không có sự sống cây, con… nên việc quản lý hải đăng Hòn Bài được giao cho trạm quản lý luồng Hòn Gai - Cái Lân, thuộc Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc bộ phụ trách”.
 

Hải đăng Hòn Bài định hướng cho tàu thuyền vào luồng Hòn Gai - Cái Lân. Ảnh: Mai Thanh Hải
Hải đăng Hòn Bài định hướng cho tàu thuyền vào luồng Hòn Gai - Cái Lân. Ảnh: Mai Thanh Hải


Theo quy định, công nhân trạm luồng Hòn Gai - Cái Lân phải ra kiểm tra, bảo dưỡng đèn biển định kỳ 4 lần/tháng. Do trạm không có người thường trực, nên đơn vị quản lý cắm biển cảnh báo “Công trình an ninh quốc gia, cấm xâm phạm”, và các công nhân phải liên tục theo dõi thiết bị chuyên dụng lắp đặt ở Hòn Bài, có sự cố là phải khắc phục ngay.

 

 Núi Hòn Bài, đặt trạm hải đăng Hòn Bài, nhìn từ tàu cá. Ảnh: Mai Thanh Hải
Núi Hòn Bài, đặt trạm hải đăng Hòn Bài, nhìn từ tàu cá. Ảnh: Mai Thanh Hải


Ông Lưu Văn Quảng, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, cho biết: “Hải đăng Hòn Bài được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 2000. Đây là đèn báo cửa, báo vị trí Hòn Bài - vịnh Hạ Long, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển vịnh Bắc bộ định hướng vào luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân. Tháp đèn hình khối hộp, thân màu trắng, cao 3 m. Tầm hiệu lúc ánh sáng ban đêm của đèn là 18,2 hải lý (hơn 33 km)”.

 

Việc lên xuống hải đăng Hòn Bài phải hết sức cẩn trọng. Ảnh: Độc Lập
Việc lên xuống hải đăng Hòn Bài phải hết sức cẩn trọng. Ảnh: Độc Lập


Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.