Hơn 366.000 tỷ đồng 'rót' làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 2010-2019, tổng các nguồn vốn được huy động dành cho giao thông nông thôn là 366.246 tỷ đồng.
 

 Giao thông nông thôn giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa đói giảm nghèo. (Nguồn: TTXVN)
Giao thông nông thôn giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa đói giảm nghèo. (Nguồn: TTXVN)



Bộ mặt hệ thống đường giao thông nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa đã có sự “lột xác” trong 10 năm qua nhờ vào việc huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng của ngành giao thông.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển giao thông nông thôn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 vào sáng ngày 15/10, báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh giai đoạn 2010-2019, tổng các nguồn vốn được huy động dành cho giao thông nông thôn là 366.246 tỷ đồng.

Trong số này, nguồn vốn Bộ huy động để triển khai các chương trình đề án, dự án về giao thông nông thôn là 12.707 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA, đối ứng của Chính phủ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân bằng hình thức xã hội hóa.

Với số vốn này, cả nước đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và bảo trì sửa chữa được 345.897km đường, 31.364 cầu, 125.639 cống; giảm sâu số xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã từ 140 xã năm 2010 xuống còn 13 xã năm 2019; tăng tỷ lệ cứng hóa các loại đường giao thông nông thông từ 37,9% năm 2010 lên 68,6% năm 2019.

Đặc biệt, số xã đạt tiêu chí về đường giao thông nông thôn đạt 63,2%, vượt kế hoạch trước 1,5 năm so với mục tiêu đặt ra trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết những năm qua, Nhà nước không chỉ quan tâm đến tuyến Quốc lộ, đường cao tốc mà còn đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống giao thông nông thôn giúp kết nối từ Trung ương đến vùng miền xa xôi của Tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

Người đứng đầu ngành giao thông thừa nhận địa phương nào hiện nay có hệ thống giao thông nông thông phát triển, ở đó tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.

Đánh giá cao việc huy động các nguồn vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh hơn 29.000 tỷ đồng vận động của người dân làm giao thông nông thôn, chưa kể việc hiến đất và bỏ công lao động đã thực sự góp phần làm diện mạo nông thôn hiện nay có nhiều thay đổi.

Hoan nghênh nhiều tỉnh có cách làm hay, theo Bộ trưởng Thể, ngoài việc phát triển giao thông nông thôn, các tỉnh cũng tập trung duy tu, sửa chữa, hình thành các mô hình bảo dưỡng hệ thống đường đã có.

Nhìn nhận những kết quả đạt được rất ấn tượng, tuy nhiên vị Tư lệnh ngành giao thông cũng tỏ ra lo lắng cho nhiệm vụ thời gian tới rất nặng nề, với mục tiêu năm 2020 có 55% xã trên cả nước đạt chuẩn giao thông trong các tiêu chí, đến 2025 tỷ lệ này nâng lên 75%, đến 2030 đến 95%.

Để thực hiện được điều này, ông Thể cho biết Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động các nguồn lực về vốn; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cùng nhà tài trợ quốc tế hình thành chương trình phát triển giao thông nông thôn, bảo trì, khai thác hiệu quả; địa phương các cấp phải dành ngân sách tập trung giao thông nông thôn…

Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.