Hơn 340 triệu USD nâng cấp 3 tuyến quốc lộ nối Việt Nam-Lào-Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ba tuyến Quốc lộ được đề xuất đầu tư, cải tạo, nâng cấp kết nối Việt Nam với Bắc Lào và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế-xã hội.
Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến đường quốc lộ được cải tạo, nâng cấp. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến đường quốc lộ được cải tạo, nâng cấp. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối Việt Nam với Bắc Lào và Trung Quốc.

Theo đó, Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên-Cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên có tổng chiều dài tuyến hơn 38km được đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đảm bảo quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 3 đồng bằng, 2 làn xe, nền đường rộng 12m.

Tuyến Quốc lộ 4H (đoạn Km0+00-Km 47+00; đoạn Km147+200-Km165+500 và nhánh ra cửa khẩu A Pa Chải, tỉnh Điện Biên) dài hơn 94km sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi, 2 làn xe.

Quốc lộ 217 đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa dài hơn 52km sẽ được đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đảm bảo quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 3 đồng bằng, 2 làn xe, bề rộng nền đường là 12m. Trong đó, riêng đoạn Km8+400-Km13+255 xây dựng quy mô nền đường 17m và mặt đường 15m để đồng bộ với quy mô tuyến đường trung tâm khu đô thị Bồng đang được đầu tư xây dựng.

Cục Đường bộ Việt Nam dự kiến tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.400 tỷ đồng (tương đương hơn 340 triệu USD).

Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng hơn 7.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 315 triệu USD) được sử dụng cho chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật/tư vấn thiết kế bản vẽ thi công trước thuế; chi phí tư vấn giám sát thi công trước thuế; chi phí dự phòng cho các hạng mục trên.

Vốn đối ứng trong nước khoảng 1.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 81 triệu USD), được sử dụng cho các hạng mục chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng còn lại, chi phí khác; chi phí giải phóng mặt bằng; các loại thuế, phí; chi phí dự phòng.

Phía Cục Đường bộ Việt Nam cũng tính toán dự án được thực hiện trong 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực, dự kiến từ năm 2025-2029.

“Dự án này nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn khoảng cách giữa các cửa khẩu với các cảng biển, giảm thời gian chạy xe qua đó giảm được chi phí vận tải, tăng cường kết nối hành lang Đông-Tây, góp phần thúc đẩy giao thương với vùng Bắc Lào và Trung Quốc,” lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.