Hồi ức "hạt giống đỏ" trên đất Bắc-Kỳ cuối: Bắc-Nam cùng chung một nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 10-2019, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc, nhiều thầy cô giáo và anh, chị em cựu học sinh Trường Dân tộc Miền Nam đã có cuộc gặp mặt rất vui… Chúng tôi, những ông, bà già đã ngoài 60 trở lên đã cùng nhau về xã Chi Lăng (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) và xã Phúc Trìu (TP. Thái Nguyên)…
Nhiều nhóm họp nhau hàn huyên những câu chuyện ngày xửa ngày xưa thời học trò trên đất Bắc, vui lắm là vui… Rất tiếc trong chúng tôi không có ai là nhà văn, nên chưa có nhiều câu chuyện được viết lại. Dù vậy, Hội Học sinh Trường Dân tộc miền Nam (DTMN) cũng thống nhất cùng nhau xây dựng kỷ yếu. Tôi có “vinh dự” học ở trường lâu nhất (12 năm liên tục từ 1961-1973), vì vậy tôi đã chọn viết về quãng thời gian trong trắng rất đáng yêu này của chính mình. Tôi hy vọng những ai đã từng sống, học tập, làm việc dù ít, dù nhiều ở Trường DTMN, khi đọc những dòng này sẽ luôn nhớ mãi không phai khoảng thời gian quý giá ấy. Với thế hệ con, cháu, nếu tò mò đọc sẽ biết và hiểu thêm một phần cuộc sống và quá trình học tập của thế hệ chúng tôi trên đất Bắc vào thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đọng lại trong chúng tôi một điều rằng, thời đó tuy nhiều khó khăn, gian khổ nhưng tình thầy-trò, tình người với nhau lại vô cùng đức độ và trong sáng. Đồng bào miền Bắc luôn luôn giữ trọn tình cảm, thủy chung, sắc son, tinh thần đoàn kết dân tộc luôn được chăm lo củng cố, giữ gìn vững chắc…
Trong thời gian làm việc, tôi đã đến hầu hết các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào. Đến đâu tôi cũng có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với anh, chị, em đã từng sống và học tập ở các Trường Dân tộc Trung ương ở miền Bắc trước 1976. Bây giờ nhìn lại số cán bộ và học sinh đã làm việc, học tập ở Trường Dân tộc Trung ương trên đất Bắc chỉ khoảng gần 3.000 người (trong tổng số hơn 30.000 học sinh miền Nam). Nhưng chúng ta có thể tự hào nói rằng: khoảng 90% đã trưởng thành, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên rất nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lực lượng vũ trang nhân dân ở các cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Trước hết là đã có hàng trăm người đã trở lại miền Nam trước 1975, trong đó có không ít người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường và nhiều người là thương binh. Chúng ta mãi mãi biết ơn và tôn vinh họ. Cũng từ dưới mái trường Trường Dân tộc Trung ương này đã có 3 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa, 27 đại biểu Quốc hội các khóa, 4 Bí thư Tỉnh ủy, 4 Phó Bí thư Tỉnh ủy, 8 Phó chủ tịch UBND tỉnh, hàng trăm đồng chí là Huyện ủy viên đến Tỉnh ủy viên, Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc (tương đương) các cơ quan ở các tỉnh; hàng trăm đồng chí là nhà giáo (trong đó có cả các Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú), nghệ sĩ (trong đó có cả Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ, Nghệ nhân Ưu tú), các y-bác sĩ (trong đó có cả Thầy thuốc Ưu tú); hàng trăm đồng chí tốt nghiệp đại học, trung cấp chuyên nghiệp và hơn trăm cán bộ sĩ quan Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (từ Trung tướng đến cấp úy)... 
Trang hồi ức của tác giả về những tháng năm là
Trang hồi ức của tác giả về những tháng năm là "hạt giống đỏ" gieo trên đất Bắc. Ảnh: Phương Linh
Phải nói rằng dù gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng kết quả sự nghiệp trồng người của Trường Dân tộc Trung ương trước 1976 như vậy là cao. Nó đã góp phần minh chứng rõ thêm chủ trương rất đúng đắn, sáng suốt, sáng tạo với tầm nhìn chiến lược vừa trước mắt vừa lâu dài của Bác Hồ, của Đảng trong việc tổ chức đưa một bộ phận lớn cán bộ, chiến sĩ và thân nhân của họ ở miền Nam ra tập kết miền Bắc từ 1954-1973. Qua kết quả này cũng khẳng định chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước nói chung và các trường học sinh miền Nam thời bấy giờ nói riêng là đúng đắn, rất khoa học, chiến lược phù hợp với tình thực tiễn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có quyền tự hào về kết quả này. 
Những năm tháng ở miền Bắc (trước 1975) là những năm tháng chúng tôi được sống trong tình yêu thương vô bờ của đồng bào miền Bắc ở những nơi trường đứng chân... Chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và Nhân dân miền Bắc đã luôn luôn quan tâm chăm lo cho chúng tôi được sống, học tập và rèn luyện trong suốt 20 năm khó khăn nhất của đất nước. Chúng tôi mãi mãi ghi nhớ và biết ơn các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý và phục vụ trong Trường Dân tộc Trung ương (sau này là Trường Học sinh miền Nam số 3) đã làm rất tốt việc trực tiếp nuôi, dạy và rèn luyện chúng tôi nên người. Nhờ có tâm-đức trong sáng cùng với tri thức và kỹ năng sư phạm của các thầy, cô giáo ngày đó đã từng ngày dệt nên phẩm chất đạo đức, ý chí sống tự chủ vươn lên cho mỗi học sinh trong những năm sau đó. 
Những năm tháng đẹp vô cùng và sẽ mãi mãi theo suốt cuộc đời của mỗi chúng tôi. Không có khoảng thời gian ấy, chắc chắn chúng tôi không thể trưởng thành nên người sống có ích cho Tổ quốc và Nhân dân như ngày nay. Chúng tôi sẽ mãi khắc ghi: “Bắc Nam đâu cũng quê hương cả/Ai cũng đồng bào, cũng người thân”. 
KSOR PHƯỚC

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.