Hội thi tuyên truyền lưu động năm 2020: Ấn tượng Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 2 đến 9-11, tại tỉnh Tây Ninh, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2020). 25 đội tuyên truyền lưu động của các tỉnh, thành trong cả nước tham gia hội thi. Sau lễ khai mạc diễn ra tại Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh, các đoàn làm lễ xuất quân tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh sau đó chia ra các cụm lưu diễn tại các tỉnh, thành từ ngày 3 đến 8-11.
Tham gia hội thi, mỗi đơn vị xây dựng 1 chương trình văn nghệ tổng hợp (gồm: ca, múa, nhạc, làn điệu dân ca, dân vũ, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc; thời lượng 35 phút) với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, truyền thống yêu nước, ca ngợi những thành tựu của đất nước thời kỳ đổi mới, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền vai trò người tốt-việc tốt, nét đẹp quê hương, đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền. Ngoài chương trình văn nghệ cổ động, các đoàn tham gia hội thi còn trang trí xe tuyên truyền lưu động đẹp, chắc chắn, sử dụng hình ảnh cổ động trực quan theo chủ đề kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa và cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới.
Với chủ đề “Người Tây Nguyên ơn Đảng, ơn Bác Hồ”, đoàn Gia Lai thể hiện quá trình hình thành, phát triển của đất và người Gia Lai từ thuở sơ khai cho đến khi có ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ đưa đường dẫn lối. Các tiết mục: Rừng hát; Tây Nguyên mừng đón thơ Bác; múa Sức sống cao nguyên; Mừng Tây Nguyên thắng trận; Người Tây Nguyên nhớ ơn Bác Hồ và hòa tấu nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên vui ngày hội đã để lại nhiều dấu ấn và nhận được hiệu ứng tích cực đến khán giả và các đội bạn khi mang một sắc màu mới lạ và độc đáo đến với hội thi.
Một tiết mục của đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc 2020. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Một tiết mục của đoàn Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc 2020. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Ông Nguyễn Ngọc Long-Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, trưởng đoàn Gia Lai-thông tin: “Hội thi là một hành trình dài đi qua nhiều tỉnh, thành ở khu vực Nam Bộ đã nhận được sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo khán giả. Bên cạnh bám sát chủ đề của hội thi, chương trình nghệ thuật của đoàn Gia Lai đã lồng ghép bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền mang âm hưởng, hơi thở của đại ngàn, thể hiện sức sống mãnh liệt của chàng trai, cô gái miền sơn cước tạo nên vườn hoa đầy hương sắc trong các đêm diễn. Với sự nỗ lực hết mình, tại hội thi lần này, đội tuyên truyền lưu động của tỉnh được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen; cùng với đó là 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc cho các tiết mục văn nghệ, trang trí xe cổ động”.
Đánh giá về chương trình nghệ thuật đoàn Gia Lai, ông Nguyễn Công Trung-Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở-chia sẻ: “Các diễn viên, nghệ sĩ đến từ Gia Lai đã mang đến hội thi những giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền từ lời ca, điệu múa đến phô diễn các loại nhạc cụ truyền thống địa phương vùng đất Tây Nguyên. Trang phục đa dạng, bắt mắt cũng là lợi thế cho các diễn viên trẻ tỏa sáng trên sân khấu. Đặc biệt, tiết mục “Người Tây Nguyên nhớ ơn Bác Hồ” qua phần trình diễn của 2 giọng ca ngọt ngào, sâu lắng Y Shi và Siu H’Blup đã gây ấn tượng mạnh với Ban giám khảo và toàn thể hội thi”.
VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.