Hoang phế và rực rỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi đứng dưới gốc gạo cổ thụ lặng ngắm khu nhà mồ làng Mrông Yố (xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Gia Lai), tôi không thôi ám ảnh bởi sự đối nghịch này: hoang phế và rực rỡ.

Thời gian phủ bóng lên những điều từng rất huy hoàng để khoác tấm áo hoang phế cho khung cảnh trước mắt. Cũng chính nơi này, dưới bóng những cổ thụ, tôi may mắn tham dự lễ pơ thi (bỏ mả) cuối cùng của người làng Mrông Yố nhiều năm trước. Dường như điều gì diễn ra lần sau cuối cũng đẹp đẽ và đầy ám ảnh.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Đó là một pơ thi in sâu, ám ảnh tiếng khóc của người chị tiễn em, gương mặt méo mó của người con nhớ mẹ, 1 khung gỗ dệt vải-kỷ vật của người mẹ mà đứa con buồn bã bỏ đi như một sự dứt khoát cuối cùng với người chết để họ được tái sinh kiếp khác... Và đêm đó, chúng tôi đã sống trọn một đêm đưa tiễn thật sự với cả tiếng cười và tiếng khóc, một đêm tràn ngập kỷ niệm của con người giữa 2 thế giới. Một đêm không chỉ người làng Mrông Yố mà nhiều ngôi làng xung quanh, đã thức cùng những cảm xúc tột cùng với người trong cuộc.

Tôi đưa một người bạn phương xa quay lại chốn cũ, sau 5 năm làng Mrông Yố không còn tổ chức pơ thi nào nữa. Còn đâu một nghi lễ trào dâng cảm xúc cùng bóng dáng những chàng trai, cô gái theo cùng nhịp chiêng, điệu xoang trong đêm dài bất tận. Còn đâu tiếng hát đối đáp của những người già cả lúc bổng lúc trầm bên đống lửa bập bùng đêm thâu. Chỉ còn đó những hoang tàn đổ nát, hoang phế dưới bóng thời gian. Tàn tích còn lại là những nhà mồ với vì kèo, cột gỗ ẩm mục đổ gãy xiêu vẹo. Những tấm vách nhà mồ đan bằng tre nứa phủ dây leo nở hoa tím biếc.

Đây đó, những chiếc ché vỡ nhiều kích thước nửa chôn mình trong lòng đất, nửa lộ ra như thách thức thời gian. Bên dưới một số mái nhà mồ bị gió lật tung, lộ ra những nồi, niêu, chiêng trống hư hỏng cũ nát. Những tượng mồ bị mối xông rỗng bụng lặng thinh trên nền đất ẩm mục. Những mảng rêu cố khoe ra màu xanh khiêm nhường để tìm kiếm sự sinh tồn giữa thảm thực vật dày lên dưới gót chân lữ khách… Thật đúng với ý nghĩa của 2 từ “bỏ mả”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tất cả làm nên bản giao hưởng của sự lụi tàn, cho thấy đã rất lâu rồi, nơi này không còn dấu chân người lui tới. Có chăng là những người như chúng tôi, những kẻ đi tìm lại chút xưa của những điều đã cũ, đã mất.

Như những linh hồn dưới nhà mồ kia sẽ được tái sinh vào kiếp khác, những đồ vật vô tri vẫn sẽ làm phận sự của nó, ở thế giới bên kia. Nhưng sau những tượng gỗ mối xông, những chiếc ghè vỡ, những nồi niêu méo mó, những chiếc chiêng thủng… lại man mác trầm hương ký ức, phảng phất câu chuyện mà chúng đã mang đến, làm rực rỡ thêm cho đời sống, cho con người, cho một nền văn hóa. Vẻ đẹp của hoang phế ấy đánh thức những cảm xúc rất nguyên thủy trong lòng người với những suy tưởng rất riêng tư.

Với tất cả những cảm xúc ấy, về kỷ niệm, về sự phôi pha, hồn người chìm đắm vào không gian thinh lặng khu nhà mồ trong sắc nắng tháng tư hươm vàng, chiêm bái sự hoang phế trong cô đơn và hạnh phúc, vấn vít không rời.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.