Hoa cỏ may

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may/Áo em sơ ý cỏ găm đầy/Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/Ai biết lòng anh có đổi thay?”.
Tôi bắt đầu để ý đến loài hoa cỏ may cũng từ thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thú thật, tuổi thơ tôi đã từng khó chịu vì phải lóng ngóng gỡ từng vạt bông cỏ li ti bám đầy quần áo, xót tận vào da. Nhưng giờ đây, chính vẻ gần gũi, thân thuộc và rất đỗi khiêm nhường của chúng lại đem đến cho tôi thật nhiều xúc cảm…
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Hoa cỏ may mộc mạc đến độ người ta có lúc quên rằng đó cũng là một loài hoa. Một loài hoa không đậm sắc thơm hương, không ai chăm chút, tỉa trồng nhưng vẫn bền bỉ sống, mườn mượt lan nhanh ra như thể đã có với đất trời một mối tình sâu đậm, dù là trên đất sỏi cằn khô. Cỏ may ngả sắc theo mùa, mùa nào cũng để lại xiết bao thương nhớ. Đẹp nhất là khi vào hạ, cánh hoa may trổ màu phơn phớt tím; trải qua biết bao trắc trở ngày mưa sa bão táp để rồi se sắt chuyển vào đông chút vàng võ cuối mùa.
Tôi từng nghe sự tích về hoa cỏ may, về người con gái đau đáu hóa thân mình vào bông cỏ, tha phương khắp nẻo để mong tìm được người mình yêu. Cỏ may cứ găm đầy vào ống quần, vạt áo của khách qua đường cũng vì lẽ ấy. Tôi đang nghĩ về một điều thật lạ, rằng  khi những cánh hoa nhức nhối niềm đau càng cố vương vào con người thì con người lại càng tìm cách gỡ ra, chẳng muốn chạm phải. Dẫu vậy, trong cái dự cảm đầy bất trắc, cỏ may vẫn miệt mài níu từng bước chân qua, mỏi mòn trông ngóng. Nếu có thể gọi cỏ may bằng một cái tên rất khác, tôi xin gọi là “hoa hy vọng”.
Tôi thích hoa cỏ may một phần cũng vì tạo hóa đã ban tặng cho chúng cuộc đời nhỏ nhoi mà tự do, tự tại, vượt thoát tất thảy cái giới hạn của không gian, cứ tiến về phía trước mà không gì ngăn trở. Hoa cỏ may bay khắp nẻo vì nương cùng với gió; hai thực thể quyện vào nhau, cùng hồn nhiên phiêu lãng tới cuối chân trời, nơi có những giọt nắng hiền trú ngụ. Thì chẳng phải những câu thơ rất đẹp trong bài “Hoa cỏ may” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã nói giùm ta điều này đó sao: “Mây trắng bay đi cùng với gió/Lòng như trời biếc lúc ban sơ”...
Tôi tin hoa cỏ may đang hạnh phúc, thứ hạnh phúc trên từng hành trình kiếm tìm tình yêu thuở ban sơ chứ không phải là đích đến. Rồi, trên từng nẻo đường mai này, sẽ có thêm thật nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nhưng cánh cỏ may nhiều ưu tư sẽ mãi là một nét đẹp đơn sơ giữa đời thường mà con người thoáng chốc tìm đến.
 LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.