Hỗ trợ tiền thuê nhà: "Lên tivi mà nhận"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rất chậm! Quá chậm! Thậm chí “lên tivi mà nhận”! Thực trạng việc giải ngân gói 6.600 tỉ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân.
Sắp bước sang tháng thực thi chính sách thứ tư, nhưng mới chỉ có 40 tỉ đồng, trong tổng số 6.600 tỉ đồng gói hỗ trợ thuê nhà đến tay người lao động. Ảnh: Tường Minh
Sắp bước sang tháng thực thi chính sách thứ tư, nhưng mới chỉ có 40 tỉ đồng, trong tổng số 6.600 tỉ đồng gói hỗ trợ thuê nhà đến tay người lao động. Ảnh: Tường Minh
Rất chậm là thế nào?
Là với khoảng thời gian “hơn một tháng”, gói hỗ trợ này chưa giải ngân được đồng nào!
Là sau một tháng rưỡi, ngay cả ở một đầu tàu kinh tế, nơi có hàng vạn lao động như TP.HCM, mới chỉ có… 35 người được đề nghị nhận tiền hỗ trợ thuê nhà.
Quá chậm là sao?
Là cho đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị gói hỗ trợ 6.600 tỉ  đồng mới giải ngân được 40 tỉ đồng.
Là mới chỉ có 10.000 lao động, trong tổng số 3,4 triệu lao động mục tiêu - nhận được tiền hỗ trợ.
Quyết định 08 của Chính phủ có hiệu lực ngay từ ngày 28.3. Đến nay, đã bước sang tháng thứ 3 thực thi chính sách. Và vấn đề là chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành.
Trong một buổi toạ đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm 27.5, không ngẫu nhiên có một câu hỏi được đặt ra: “Có ý kiến cho rằng, muốn nhận hỗ trợ thì lên tivi mà nhận?!”.
Câu hỏi ấy, thật mỉa mai, phản ánh sự ngán ngẩm của người thụ hưởng chính sách khi mà hết tháng 3, rồi hết tháng 4, rồi hết tháng 5, sắp sang tháng 6... và câu trả lời, hay lời cam kết- giờ vẫn là “cố hoàn thành trong 6 tháng”- chứ không phải trong tháng 6.
Tại sao chính sách rất tốt đẹp, với mục tiêu rất cụ thể, tiền đã có, đối tượng đã rõ vậy mà việc thực hiện vẫn vướng trên vướng dưới như gà mắc tóc vậy?
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải nhìn nhận 2 nguyên nhân của vướng mắc, của sự chậm trễ: Thủ tục, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt… cho đến khi đủ điều kiện tiền đến tay người lao động còn chưa tối ưu, còn quá nhiều bước, còn chưa phân cấp, uỷ quyền và bước cuối cùng vẫn phải đến cấp tỉnh, thành phố nên rất chậm.
Và trong khi đó, năng lực tổ chức thực hiện ở các cấp còn nhiều hạn chế.
Chúng ta có nguyên một ngành để chỉ thực hiện các chính sách an sinh. Trong mấy năm dịch bệnh, cũng đã có rất nhiều chính sách an sinh được Chính phủ ban hành.
Vậy mà giờ, vẫn là cái vướng thủ tục, vẫn là “năng lực hạn chế”.
Có lẽ, để gói hỗ trợ đến nhanh, đến đúng, đến kịp thời… để gói hỗ trợ thực sự là “một miếng khi đói”, thay vì chậm trễ miên man, thì hoặc phải có một sự giám sát chặt chẽ, hoặc nên thay đổi cơ quan thực thi chính sách. Chứ tiền đã có, đối tượng đã rõ, mục tiêu đã cụ thể, nhưng vẫn vướng, vẫn khó, vẫn “lên tivi mà nhận”... thì đúng là cơ quan thực thi đang vô tình làm mất ý nghĩa một chính sách rất nhân văn, rằng “ một miếng khí đói...”.
Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...