Hiệu quả từ Tổ tự quản bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Các điểm tập kết rác thải tự phát được xóa bỏ, đường sá thông thoáng, sạch sẽ cùng với nhiều cây xanh được trồng mới tại các khu vực công cộng là điều dễ nhận thấy khi đến thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông.
Cùng P.V đi trên một số tuyến đường chính của thôn Ninh Hòa, ông Trịnh Văn Thắng-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn-cho biết: Trước đây, trên địa bàn thôn xuất hiện nhiều điểm tập kết rác thải tự phát rất ô nhiễm như: các bãi cao su, đập tràn Ia Boòng hay rác thải vứt bừa bãi trên đường. Trước tình hình đó, Ban Nhân dân thôn đã nhiều lần tổ chức họp dân để bàn giải pháp xử lý. Đầu năm 2016, thôn quyết định thành lập “Tổ thu gom rác thải” gồm 9 người đều là thành viên trong Ban Nhân dân thôn. Theo đó, mỗi tuần 2 lần vào chiều thứ hai và thứ tư, tổ sẽ đến tận từng hộ dân tiến hành thu gom rác thải rồi tập kết về bãi rác của xã để bơm chế phẩm sinh học xử lý. Nhờ đó, tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn được cải thiện đáng kể. Đến năm 2017, tổ thu gom rác thải của thôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn làm điểm xây dựng “Tổ tự quản bảo vệ môi trường”. Từ đó, không chỉ tích cực thực hiện việc thu gom rác thải, vận động người dân không vứt rác bừa bãi, tổ tự quản còn tham gia trồng cây xanh tại các khu vực công cộng để tạo môi trường thông thoáng.
 Nhờ tổ Tự quản bảo vệ môi trường thực hiện việc thu gom rác, các tuyến đường của thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng trở nên sạch sẽ. Ảnh: H.T
Nhờ tổ Tự quản bảo vệ môi trường thực hiện việc thu gom rác, các tuyến đường của thôn Ninh Hòa, xã Ia Boòng trở nên sạch sẽ. Ảnh: H.T
 
Ông Nguyễn Văn Tiền-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Boòng: “Từ khi thành lập đến nay, Tổ tự quản bảo vệ môi trường thôn Ninh Hòa luôn hoạt động hiệu quả, đặc biệt là xóa bỏ được các điểm tập kết rác thải tự phát và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này tại các thôn, làng khác”.

Nhà ở gần đập tràn xã Ia Boòng nên những năm trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Chuyên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mùi hôi từ rác thải. Để giảm bớt việc ô nhiễm, nhiều lần ông Chuyên phải ra đập tràn thu dọn. Vì vậy, khi thôn họp bàn thành lập tổ thu gom rác thải, ông đã tình nguyện tham gia. Ông Chuyên chia sẻ: “Ngày trước, rác thải tập kết tại đây không chỉ là rác thải sinh hoạt mà còn có cả xác động vật nên rất hôi thối. Bây giờ, người dân không còn tập kết rác thải tại đây nên môi trường được cải thiện đáng kể”.
Tương tự, trước kia, hễ thấy rác thải vứt bừa bãi trên tuyến đường chạy ngang nhà là ông Phạm Văn Quý lại tự tay thu gom để đem ra sau vườn cà phê đốt và chôn lấp. “Từ khi Tổ tự quản bảo vệ môi trường đi vào hoạt động đã giúp bà con giải quyết được bài toán rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong huyện hỗ trợ thêm thùng rác đặt tại các tuyến đường để tiện cho việc bỏ và thu gom rác”.
Nói về định hướng thời gian tới, ông Thắng cho biết thêm: Thôn có 264 hộ thì đến nay đã có 210 hộ tham gia đóng góp kinh phí để thực hiện việc thu gom rác thải. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng hộ dân ở các thôn, làng khác lén đổ trộm rác vào các bãi đất trống hay đập tràn, Vì vậy, thỉnh thoảng các thành viên trong tổ phải đi thu gom. “Chúng tôi mong xã thành lập thêm các tổ tự quản bảo vệ môi trường ở các thôn, làng khác để góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Ngoài ra, chúng tôi mong rằng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ hỗ trợ thêm kinh phí để tổ hoạt động hiệu quả hơn”-ông Thắng đề xuất.
 HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.