Hiệu quả từ mô hình trồng măng tây ở Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2020, từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án IDE, huyện Đak Pơ đã triển khai mô hình trồng cây măng tây. Đến nay, mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo nguồn thu ổn định cho bà con nông dân.
Bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ-cho biết, mô hình trồng cây măng tây kết hợp tưới nước tiết kiệm được triển khai từ tháng 10-2020. Có 20 hộ dân ở thị trấn Đak Pơ và xã Tân An tham gia trên diện tích 1 ha. 
Các hộ dân được Dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, kỹ thuật canh tác; riêng 10 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ thêm phân bón hữu cơ. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 388 triệu đồng (trong đó tổ chức IDE tài trợ 244 triệu đồng còn lại do hộ dân tham gia đóng góp). 
Theo anh Nguyễn Ngọc Phú-kỹ thuật viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, nông dân được cung cấp giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ hạn chế được sâu bệnh, giảm được thuốc bảo vệ thực vật; từ đó tăng năng suất cây trồng.
Anh Trần Văn Hải (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) cho hay, Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng. Măng tây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và thích ứng với điều kiện đất đai ở huyện. Mầm măng phát triển tốt và được người tiêu dùng ưa thích; giá bán từ 40-50 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều loại rau khác, mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ dân.
1.Dự án IDE được triển khai tại thị trấn Đak Pơ và xã Tân An (huyện Đak Pơ) từ tháng 10-2020 với 20 hộ tham gia, trong đó có 10 hộ nghèo.
Dự án IDE được triển khai tại thị trấn Đak Pơ và xã Tân An (huyện Đak Pơ) từ tháng 10-2020 với 20 hộ tham gia, trong đó có 10 hộ nghèo.
 
7.Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng.
Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng.
4.Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn hộ dân tham gia dự án chăm sóc cây măng tây.
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn người dân tham gia Dự án cách chăm sóc cây măng tây.
3.Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) chia sẻ: Cuối năm 2020, ông tham gia mô hình, trồng thử nghiệm ½ sào măng tây, đến nay đã cho thu hoạch. Dù giá thu mua thấp hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cây măng tây vẫn cho thu nhập cao hơn các loại rau khác.
Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) chia sẻ: Cuối năm 2020, ông tham gia mô hình, trồng thử nghiệm ½ sào măng tây, đến nay đã cho thu hoạch. Dù giá thu mua thấp hơn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng cây măng tây vẫn cho thu nhập cao hơn các loại rau khác.
 
5.Anh Trần Thanh Hiền (tổ 3, thị trấn Đak Pơ) cho biết: “Tham gia mô hình, chúng tôi được dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới bằng péc nhỏ giọt nên rất phấn khởi. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình còn tận dụng nguồn chuồng để bón thêm cho cây”.
Anh Trần Thanh Hiền (tổ 3, thị trấn Đak Pơ) cho biết: “Tham gia mô hình, chúng tôi được dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới nhỏ giọt nên rất phấn khởi. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình còn tận dụng nguồn chuồng để bón thêm”.
 
6. Theo ông Nguyễn Văn Minh (thôn Tân Phong, xã Tân An), gia đình ông trồng măng tây được 5 tháng, đến nay đã cho thu hoạch. Mỗi ngày thu từ 4-5 kg, giá bán dao động từ 40-45 ngàn đồng/kg, mang lại nguồn thu cao gấp 2-3 lần các loại rau khác.
Ông Nguyễn Văn Minh (thôn Tân Phong, xã Tân An) cho hay: Gia đình ông trồng măng tây được 5 tháng, đến nay đã cho thu hoạch. Mỗi ngày thu từ 4-5 kg, giá bán dao động từ 40-45 ngàn đồng/kg, mang lại nguồn thu cao gấp 2-3 lần các loại rau khác.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…