(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.
Thời kỳ hoàng kim, cây hồ tiêu mang lại kim ngạch xuất khẩu cho Gia Lai khoảng 150 triệu USD/năm. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, vị thế của cây "vàng đen" một thời đang dần mất đi.
Theo Kinh tế đô thị, giá tiêu ngày 4-4 trong khoảng 77.000-80.000 đồng/kg. Tính chung quý I-2022, giá tiêu tại Đông Nam Bộ giảm 2.000 đồng/kg, tại Tây Nguyên giảm 2.500 đồng/kg.
(GLO)- Người dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Mặc dù chi phí đầu tư tăng cao nhưng bù lại hồ tiêu được mùa, được giá.
(GLO)- Trong vòng 1 tháng trở lại đây, giá hồ tiêu đã bật tăng mạnh, hiện đang xấp xỉ 88 ngàn đồng/kg. Giá tăng nhưng lượng hạt tiêu trong dân gần như không còn nên chỉ hy vọng giá tiếp tục duy trì đến đầu vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân vẫn phải cẩn trọng, không vội đầu tư mở rộng diện tích loại cây trồng này.
(GLO)- Chốt phiên giao dịch ngày 15-8, giá hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đang ở mức 76-77 ngàn đồng/kg và dao động đến 80 ngàn đồng/kg. Theo dự báo thị trường, khả năng giá hồ tiêu sẽ còn tiếp tục bật lên vào cuối năm nay.
(GLO)- Chỉ trong khoảng 20 ngày, giá hồ tiêu liên tục biến động, có lúc vọt lên đến 80 ngàn đồng/kg, sau đó dao động quanh mức 73-75 ngàn đồng/kg. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
(GLO)- Nông dân trong tỉnh đang bước vào mùa thu hoạch tiêu. Năm nay, tiêu được mùa nhưng giá liên tục giảm, khiến nhiều nông hộ không khỏi lo lắng. Theo đó, những hệ lụy từ việc trồng tiêu ồ ạt, phá vỡ quy hoạch đang được bàn đến nhiều hơn.