Hè về trường học tan hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bảo vệ trường lớp trong dịp hè là một phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học và là yếu tố quan trọng trong việc dạy và học năm học mới. Tuy nhiên, công tác bảo quản cơ sở vật chất ở một số đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân được cho là do các đơn vị trường học buông lỏng quản lý.

 Hoang tàn trường học buôn Phùm Ang (huyện Krông Pa). Ảnh: Hoành Sơn
Hoang tàn trường học buôn Phùm Ang (huyện Krông Pa). Ảnh: Hoành Sơn

Hè đến, các trường học trở nên vắng vẻ, trách nhiệm bảo quản trường lớp được giao cho nhân viên bảo vệ, đây là điều kiện thuận lợi để con người và gia súc xâm hại tài sản tại các trường. Tháng 7, mục sở thị các trường học thuộc khu vực Đông Nam tỉnh… người viết nhận thấy công tác bảo vệ cơ sở vật chất tại các trường dường như buông lỏng. Bằng chứng, nhiều cổng trường, cửa phòng học không khóa, gọi rát cổ nhưng không thấy nhân viên bảo vệ xuất hiện.

Tình trạng bò, dê thả rông ăn cỏ tại các trường học khu vực Đông Nam tỉnh không khó để bắt gặp. Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) được đầu tư xây mới từ nguồn quỹ Đèn đom đóm xây dựng trường học cho trẻ em vùng cao đã qua một năm học, nhưng cũng đủ thời gian để bôi bẩn, chữ viết nhăng nhít trên mặt bàn, ghế và các bức tường. Một đàn dê thả rông trong sân trường và đám trẻ chăn dê ngồi chơi bên ngoài hàng rào kiên cố bằng bê tông cùng lưới sắt. Dê tràn mọi nơi kiếm thức ăn, trèo lên tầng hai trường học. Phân dê, bò vương vãi khắp mọi nơi trong khuôn viên trường. Bà Nguyễn Thị Hoa-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Phú Thiện thừa nhận tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân được cho là do một số lượng lớn điểm trường và trường chính chưa được đầu tư xây tường rào kiên cố bao quanh khiến khó khăn trong việc bảo vệ trường học trong hè. Tương tự, điểm trường làng Toan 1 (xã Ia Tul, huyện Ia Pa) trở thành nơi trú ngụ của một đàn dê. Dê tràn vào phòng học không khóa cửa. Bị buộc dây vào các cột của điểm trường 2 phòng học.

Bên cạnh việc gia súc thả rông trong sân trường thì tình trạng các trường học không khóa cổng, cửa và các thiết bị phục vụ học tập như bàn ghế, bảng đen, cửa kính bị đập phá tràn lan. Nằm sát bên quốc lộ 25, điểm trường làng Phùm Ang (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Các phòng học không khóa cửa. Những cánh cửa gỗ mục nát. Bên trong, bàn ghế xếp lộn xộn. Bàn ghế hư hỏng chỏng chơ trên nền nhà. Trần nhà thủng nhiều chỗ như muốn đổ sụp. Nền xi măng bong trơ cát và đá. Cây cối mọc um tùm che kín lối dẫn đến khu vực nhà vệ sinh và giếng nước. Ông Nay Phiên-một người dân ở đây cho biết: “Nghe cán bộ thôn nói trong mùa hè, người dân phải bảo vệ điểm trường nhưng có ai bảo vệ đâu. Trường bỏ không vậy đó. Ban ngày người ta thả bò vào sân ăn cỏ. Buổi tối thanh niên trong làng đến hát hò, nhậu nhẹt và đập phá”. Tại điểm trường buôn Hbel (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa), cổng trường mở toang hoang, một nhóm trẻ ngồi chơi trong các phòng học không khóa. Cửa bị bể kính còn trơ khung, nhiều phòng học không còn cánh cửa.

 

Ảnh: Hoành Sơn
Ảnh: Hoành Sơn

Cũng trong giai đoạn hè, nhiều trường học bị kẻ gian đột nhập trộm cắp tài sản. Điển hình như rạng sáng 27-6, kẻ gian lợi dụng sơ hở đột nhập Trường THCS Lê Lợi (xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) lấy đi 2 dàn máy vi tính, trị giá 40 triệu đồng. Trước đó, tối 19-6, Trường Tiểu học Kim Đồng (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) cũng bị trộm “viếng thăm” và lấy trộm 3 dàn máy vi tính, 1 màn hình máy tính, 1 cây quạt và đồng hồ vạn niên. Đến nay, Công an huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa đang tổ chức truy tìm đối tượng gây án.

Ngoài ra, trong quá trình tu sửa, nâng cấp tại các trường, nhiều trường thiếu sự quan tâm, giám sát bỏ mặc cho đơn vị thi công, do đó, tình trạng máy móc, trang-thiết bị học tập “phơi mưa, phơi nắng” diễn ra khá phổ biến tại Trường THCS Trưng Vương (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) là một điển hình. Bàn ghế học sinh vứt chỏng chơ giữa trời, tượng Bác Hồ cùng tivi và loa đài bỏ ngoài hành lang phòng học.

Theo tìm hiểu, trước mỗi kỳ nghỉ hè, ngành Giáo dục-Đào tạo triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ trường lớp trong hè. Tuy nhiên thực tế công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót. Trong khi đó, năm học mới đang đến gần. Vì vậy, những khó khăn về cơ sở vật chất mà ngành Giáo dục-Đào tạo đang phải đối diện là điều không tránh khỏi.

Hoành Sơn

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.