Hãy có góc nhìn công bằng với trường chuyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ và góc nhìn chưa công bằng với trường chuyên, thậm chí đòi tẩy chay trường chuyên.

 

 Giữ hay bỏ mô hình trường chuyên, lớp chọn nhận được nhiều ý kiến tranh luận thời gian qua. Ảnh minh họa: Hà Phương
Giữ hay bỏ mô hình trường chuyên, lớp chọn nhận được nhiều ý kiến tranh luận thời gian qua. Ảnh minh họa: Hà Phương



Nhiều người đưa ra ý kiến về sự tồn tại của trường chuyên gây lãng phí ngân sách quốc gia; gây bất bình đẳng trong giáo dục. Và ở đâu đó, người ta đang đánh đồng các em học sinh trường chuyên là “mọt sách”, “gà nòi”. Đây là những góc nhìn chưa công bằng với trường chuyên.

Trường chuyên không có lỗi

Qua thực tiễn tuyển sinh, chúng ta nhận thấy học sinh trường chuyên không chỉ giỏi mỗi môn chuyên mà các môn khác cũng vượt trội so với trường thường. Bằng chứng là thi vào trường chuyên thường phải thi 4 môn: Môn chuyên (x hệ số 2), Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Học sinh đỗ trường chuyên thường là học sinh giỏi của cấp học phía dưới nên chắc chắn không chỉ giỏi mỗi môn chuyên. Đỗ trường chuyên là ước mơ của nhiều học sinh.

Muốn đạt được ước mơ, tất yếu phải có đam mê và nỗ lực của chính bản thân học sinh. Ai bảo học sinh trường chuyên không sáng tạo?  Thử hỏi trong môi trường học tập đỉnh cao thì lẽ tất nhiên sáng tạo là cách để tồn tại và vươn lên.

Tôi có nhiều bạn học và đồng nghiệp từng là cựu học sinh trường chuyên. Với chương trình học trường chuyên: Học nâng cao hơn chương trình học 3 năm cấp 3 so với chương trình đại trà bên ngoài, đó là điều tất yếu do đầu vào tốt hơn; với việc học nâng cao hơn này không ảnh hưởng quá nhiều để các bạn nói nó tốn thời gian, ảnh hưởng đến đam mê sáng tạo.

Các môn thi đại học vẫn được trường chuyên học ôn thi rất đều, thực tế tỷ lệ đỗ các trường đại học top đầu rất cao.

Sau này lên đại học học 2 năm cuối chuyên ngành do nền tảng tư duy chiều sâu có từ cấp 3 nên đa số các bạn có độ bứt phá. Sao lại nói học trường chuyên “không có tính kế thừa và phát triển”?

Tôi hỏi bạn bè và đồng nghiệp từng học chuyên “có thích không”, họ nói thích vì đó là đam mê của thủa học trò.

Nếu họ không đam mê sao học đến mức đó. Hỏi sau này đi làm có dùng không, họ nói có, dùng rất nhiều, kể cả bạn làm kinh doanh, làm quản lý, làm nhà đầu tư với tư duy logic đó bạn sẽ làm tốt hơn.

Học trường chuyên cũng áp lực giống như các vận động viên chuyên nghiệp. Cái gì cũng có sự đánh đổi của nó và mọi sự hy sinh đều đáng trân trọng.

Nhiều người cho rằng, học chuyên để đi thi thố lấy thành tích, xong rồi sau này ra đời, cái mớ kiến thức ở cấp phổ thông đó chả có ứng dụng gì, có khi ra trường xong lại làm lính cho các sếp tốt nghiệp trường làng.

Quan điểm về sự thành công và hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, có người cho rằng trở thành doanh nhân giàu có mới là thành công, có người cho rằng được theo đuổi lĩnh vực khoa học hoặc công việc chuyên sâu đó là hạnh phúc,…

Chúng ta không có quyền áp đặt trên vai các em học sinh trường chuyên sau này phải giàu có, phải trở thành lãnh đạo, phải là ông nọ bà kia.

Cá nhân tôi thấy trường chuyên không có lỗi gì cả, cái chính là cách tiếp cận sự “chuyên” đó thôi. Quan trọng vẫn là phần định hướng của phụ huynh, học lực và sở trường của học sinh, các em cũng đã lớn nên biết được bản thân muốn được học trong môi trường nào phù hợp với mình.

Trường chuyên là nơi hội tụ những học sinh giỏi, thầy cô giỏi

Dù là trường chuyên hay trường làng, chúng ta cũng cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên,… mới mong đem lại nguồn nhân lực cao trong tương lai.

Trong các tiêu chí đánh giá trường học đạt chuẩn quốc gia cũng có 2 tiêu chí quan trọng là giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nên không thể nói đầu tư cho trường chuyên gây lãng phí cho xã hội.

Nếu không tồn tại trường chuyên, ngành giáo dục đưa các giáo viên giỏi của trường chuyên về dạy những học sinh bình thường liệu có phát huy hết năng lực của các thầy cô đó không? Đây chẳng phải là lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực hay sao?

Trường chuyên là nơi hội tụ những học sinh giỏi, thầy cô giỏi, môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, học sinh thúc đẩy nhau học tốt hơn.

Môi trường trường chuyên bây giờ rất năng động, học sinh học giỏi toàn diện các môn văn thể mỹ và tích cực tham gia nhiều vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ.

Nếu nghĩ trường chuyên học sinh chỉ học một môn chuyên hay vài môn liên quan thì suy nghĩ của bạn là “quy chụp”. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi học trường chuyên ra, tôi thấy họ khác hẳn, đừng có định kiến nói học trường chuyên vô nghĩa.

Tóm lại cái gì cũng nên nhìn nhận trên cái tổng quan, đừng nhìn cái tiểu tiết để đánh giá. Trường chuyên là mô hình học tập tốt nhất cho những người có tố chất vượt trội.

Môi trường học tập đó xứng đáng dành cho những bạn đủ năng lực và có đam mê. Những học sinh thông minh cần có môi trường tốt để phát triển khả năng hơn người của mình thành các kỹ năng, năng lực để đạt được các thành tích cao trong cuộc đời.

https://laodong.vn/chinh-sach-giao-duc/hay-co-goc-nhin-cong-bang-voi-truong-chuyen-1044263.ldo

 

Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.