Hậu phương người lính đảo - Kỳ 1: Tổ ấm bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bình minh trên bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) đến sớm, mang theo vị mặn mòi của biển. Bên cạnh quân cảng với thao trường, bãi tập, những chiến hạm hiện đại... còn có khung cảnh sinh hoạt bình yên của những gia đình cán bộ, chiến sĩ trong khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh. Nhờ sự ổn định hậu phương mà những người lính Vùng 4 Hải quân - đơn vị được giao trọng trách huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
 
Tổ ấm bình yên của gia đình Trung tá Lý Tiến Công.
Tổ ấm bình yên của gia đình Trung tá Lý Tiến Công.
Quán phở của vợ lính
Đến Vùng 4 Hải quân, nơi đầu tiên chúng tôi được các đồng chí chính trị viên dẫn tới thăm là khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh. Đây là tổ ấm bình yên của nhiều gia đình quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Cam Ranh và các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Cánh cửa căn hộ đầu tiên mở ra, cả tôi và nữ chủ nhân của gia đình đều xúc động, ngạc nhiên bởi cuộc hội ngộ quá bất ngờ! 
Cách đây 10 năm, chị Minh Huệ - vợ Trung tá Lý Tiến Công, Chính trị viên Tiểu đoàn 1038, Lữ đoàn 957 - một trong các đơn vị phòng thủ của căn cứ quân sự Cam Ranh từng có thời gian làm việc tại ban Thời Nay (Báo Nhân Dân). Ngày đó, Trung tá Lý Tiến Công đang công tác ngoài đảo Cô Lin - một đảo đá chìm thuộc quần đảo Trường Sa, chỉ cách đảo Gạc Ma - nơi diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa tháng 3/1988 khoảng bốn hải lý. Với vị trí tiền tiêu, anh cùng đồng đội làm nhiệm vụ tại đảo Cô Lin luôn trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc… Biền biệt xa cách nhiều năm, thương và lo lắng cho chồng nhưng mỗi khi nhắc về anh, chị Minh Huệ luôn kể với tất cả niềm tự hào.
Còn nhớ tháng 5/2012, khi tôi trở về sau chuyến công tác đến một số điểm đảo trên quần đảo Trường Sa trong đó có đảo Cô Lin, chị Huệ vui mừng khoe hai tháng nữa cũng theo đoàn thân nhân ra đảo thăm anh. Sau cuộc hội ngộ đó, anh chị hạnh phúc đón tin vui gia đình có thêm thành viên mới. Cô bé vừa chào đời được cả nhà gọi tên yêu là Cô Lin để nhớ mãi về hòn đảo nơi cha gắn bó... Nghỉ việc tại Thời Nay, chị Huệ tập trung chăm lo cho gia đình. Bẵng đi nhiều năm không nghe được tin tức gì, bởi vậy cuộc hội ngộ bất ngờ tại khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh là điều vô cùng xúc động với chúng tôi.
Dẫn tôi xuống thăm quán Phở Hà Nội ngay tầng một của khu đô thị, chị Huệ vui vẻ kể đây là quyết định chuyển nghề không định trước. Cách đây sáu năm, sau khi rời Hà Nội, nhờ sự giới thiệu của anh em đồng đội của chồng, chị vào làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Gần hai năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, cán bộ, nhân viên sân bay phải luân phiên nghỉ không lương, quán phở Hà Nội này được mở vừa giúp chị đỡ buồn chân tay, có thêm thu nhập lại giúp các gia đình quân nhân ở đây vơi đi nỗi nhớ ẩm thực quê nhà. 
“Cuộc sống ở đây rất bình yên, các cháu có môi trường sinh hoạt, học tập tốt. Cháu lớn năm nay vào đại học, Cô Lin 8 tuổi, học ngay tại trường tiểu học trong khu đô thị. Quan trọng nhất là gia đình sum vầy, bọn trẻ được lớn lên bên cạnh ba nên mình cứ nguyện làm hậu phương phía sau thôi”, chị Huệ chia sẻ.
Trong căn hộ nhỏ gọn nhưng đầy đủ tiện nghi, Trung tá Lý Tiến Công kể, đôi lúc vẫn không tin có ngày gia đình được đoàn tụ, sinh sống ngay gần nơi đóng quân. Hơn 20 năm khoác lên mình bộ quân phục lính hải quân, phần lớn thời gian anh đều xa nhà. Năm 2015, khi hết thời gian luân phiên làm nhiệm vụ ngoài đảo, trở về đất liền công tác cũng là lúc Khu đô thị căn cứ Cam Ranh đã hoàn thiện tạo điều kiện cho những quân nhân như anh có thể đón vợ con vào.
“Với những người lính, mỗi phút giây được ở bên gia đình đều là những phút giây quý giá mà không hạnh phúc nào sánh được. Bởi vậy, ngay khi khu đô thị hoàn thiện, bà xã đã chấp nhận hy sinh công việc, bỏ lại cuộc sống ổn định ngoài bắc để đưa hai con vào Cam Ranh. Gia đình gắn bó, gần gũi, tôi cũng có điều kiện ở bên để quan tâm, chăm sóc vợ con được tốt hơn”, Trung tá Lý Tiến Công tâm sự. 
 
Mẹ con chị Lê Thị Ngân cùng xem lại album ảnh gia đình.
Mẹ con chị Lê Thị Ngân cùng xem lại album ảnh gia đình.
Hy sinh thầm lặng
Cùng sinh sống trong khu đô thị, ngoài các cán bộ, sĩ quan đang công tác tại căn cứ quân sự Cam Ranh thì còn rất đông gia đình quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngôi nhà vắng bóng cha, những đứa trẻ cũng chững chạc hơn so với lứa tuổi. “Ba Dương ơi con muốn ba về!” - đó là món quà mà bé Thanh Phong, con trai út của Thiếu tá Lê Đại Dương, Chính trị viên đảo Sinh Tồn muốn được ba tặng nhân ngày sinh nhật. Vậy nhưng khi nghe ba kể về nhiệm vụ canh giữ đảo xa thì cậu bé không mè nheo nữa mà còn nhắc ba: “Lỡ ngoài đó gặp bão ba nhớ ăn nhiều và giữ gìn sức khỏe nha ba”. Dù còn nhỏ nhưng Phong đã hiểu ở nhà chăm ngoan, học giỏi cũng là góp sức cùng ba bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Hằng ngày, những cuộc gọi video kết nối đất liền với đảo xa giúp cả nhà nguôi ngoai đi nỗi nhớ nhung xa cách. Cuối cuộc trò chuyện nào cũng vậy, chị Lê Thị Ngân đều dặn chồng: Ba cứ yên tâm, ở nhà mọi việc đều ổn!
Nguyện làm hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác nơi đầu sóng ngọn gió, chị Lê Thị Ngân cũng như bao người vợ lính khác, phải từ bỏ ước mơ, rời xa quê hương, gia đình, bạn bè, thậm chí là công việc ổn định để bắt đầu cuộc sống mới. Sau những ngày phải chuyển nhà thuê liên tục, ba mẹ con chị Ngân đã được vào khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh theo suất nhà ở công vụ của chồng. Bản thân chị cũng tìm được công việc mới để yên tâm chăm sóc con cái.
Trong tổ ấm bé nhỏ, chị Ngân luôn dành một chỗ trang trọng nhất đặt những vật dụng thường nhật của chồng để cảm nhận như anh luôn gần bên. Yêu nhau từ thời đang học đại học sau đó ra trường anh cầu hôn nhưng lời cầu hôn của người lính biển không lãng mạn như trong tiểu thuyết. Chị Ngân kể, ngày đó, anh chia sẻ đặc thù công việc không những không có nhiều thời gian dành cho gia đình mà khi Tổ quốc cần phải sẵn sàng chiến đấu, thậm chí là hy sinh... Thương anh và cũng rất đỗi tự hào nên chị Ngân đã gật đầu đồng ý. Sau đám cưới, anh nhận lệnh ra công tác ở đảo Trường Sa, rồi đảo Sinh Tồn... Đằng đẵng xa cách, hạnh phúc chỉ là những kỳ nghỉ phép ngắn ngủi. Hai cậu con trai lần lượt chào đời, một mình chị Ngân ở nhà chăm lo, săn sóc chẳng dễ dàng. 
“Khi nghĩ đến anh ở nơi đầu sóng ngọn gió, đối mặt với nhiều hiểm nguy, tôi luôn được tiếp thêm động lực và thấy những khó khăn của mình chẳng là gì. Ngày xưa khi mới vào Cam Ranh, chúng tôi phải thuê nhà, mỗi năm chuyển đến vài lần, vất vả lắm. Nhưng từ năm 2015, khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh hoàn thành đã tạo điều kiện cho chúng tôi vào ở. Trong này có đầy đủ tiện nghi cho một gia đình nhỏ sinh hoạt, lại bảo đảm an ninh, thuận tiện cho các cháu đi học. Ở kế bên còn có đồng đội, đơn vị nên chúng tôi luôn cảm thấy vững tin làm hậu phương vững chắc cho chồng” chị Lê Thị Ngân, vợ Thiếu tá Lê Đại Dương cho biết.
(Còn nữa)
Theo Thái Linh (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null